Kế hoạch 3605/KH-SGDĐT tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025
Số hiệu | 3605/KH-SGDĐT |
Ngày ban hành | 23/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 23/06/2025 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Huỳnh Lê Như Trang |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3605/KH-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2025
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Công văn số 1791/UBND-VX ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch số 634/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025;
Căn cứ Công văn số 4593/VP-VX ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về việc giao đơn vị chủ trì thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2025;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Nghị định hướng dẫn thi hành (Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP), gắn kết việc đào tạo nghề với nhu cầu của các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng cơ bản và ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động của lực lượng lao động.
Tạo điều kiện cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia các khóa đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố, đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố.
Tạo sự gắn kết giữa các cơ quan và doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 187/KH-UBND; xác định yêu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp và nhu cầu học nghề của người lao động, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố và hội nhập quốc tế.
Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực về đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nghề của người lao động; công tác quản lý, đánh giá chất lượng đào tạo minh bạch, khách quan, đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; đảm bảo các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động tham gia đào tạo; phối hợp chặt chẽ đánh giá và chuyển giao kết quả đào tạo giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị.
II. ĐỐI TƯỢNG, CHÍNH SÁCH VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Đối tượng
a) Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ- CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, được doanh nghiệp chọn đưa đi học các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng.
b) Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ- CP.
2. Chính sách hỗ trợ
2.1. Đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP khi tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng trở xuống được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng[1] (theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 52/2023/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ).
b) Trường hợp chi phí đào tạo nghề do cơ sở đào tạo quy định cao hơn mức hỗ trợ và các chi phí phát sinh khác khi học viên tham gia khóa đào tạo, phần chi phí chênh lệch sẽ do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận, đóng góp và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
c) Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
2.2. Đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp không là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp không là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ- TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thì được ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề theo mức hỗ trợ chi phí đào tạo được quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, cụ thể gồm các đối tượng như sau:
(1) Người học là phụ nữ;
(2) Lao động nông thôn;
(3) Người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3605/KH-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2025
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Công văn số 1791/UBND-VX ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch số 634/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025;
Căn cứ Công văn số 4593/VP-VX ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về việc giao đơn vị chủ trì thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2025;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Nghị định hướng dẫn thi hành (Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP), gắn kết việc đào tạo nghề với nhu cầu của các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng cơ bản và ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động của lực lượng lao động.
Tạo điều kiện cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia các khóa đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố, đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố.
Tạo sự gắn kết giữa các cơ quan và doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 187/KH-UBND; xác định yêu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp và nhu cầu học nghề của người lao động, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố và hội nhập quốc tế.
Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực về đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nghề của người lao động; công tác quản lý, đánh giá chất lượng đào tạo minh bạch, khách quan, đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; đảm bảo các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động tham gia đào tạo; phối hợp chặt chẽ đánh giá và chuyển giao kết quả đào tạo giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị.
II. ĐỐI TƯỢNG, CHÍNH SÁCH VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Đối tượng
a) Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ- CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, được doanh nghiệp chọn đưa đi học các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng.
b) Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ- CP.
2. Chính sách hỗ trợ
2.1. Đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP khi tham gia các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng trở xuống được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng[1] (theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 52/2023/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ).
b) Trường hợp chi phí đào tạo nghề do cơ sở đào tạo quy định cao hơn mức hỗ trợ và các chi phí phát sinh khác khi học viên tham gia khóa đào tạo, phần chi phí chênh lệch sẽ do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận, đóng góp và sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
c) Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
2.2. Đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp không là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp không là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ- TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thì được ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề theo mức hỗ trợ chi phí đào tạo được quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, cụ thể gồm các đối tượng như sau:
(1) Người học là phụ nữ;
(2) Lao động nông thôn;
(3) Người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số;
(4) Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân.
3. Nguyên tắc thực hiện
a) Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Kế hoạch này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn một mức hỗ trợ có lợi nhất.
b) Đối với hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng:
Người học đăng ký tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng được lựa chọn nghề học, cơ sở đào tạo. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người học được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo tổ chức khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.
Những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.
Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, nhưng tối đa không quá 03 lần.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (số lượng, ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tổ chức đặt hàng/giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kết quả, quá trình đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại doanh nghiệp.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
1.1. Phòng Giáo dục Thường xuyên - Nghề nghiệp và Đại học
Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ và chất lượng; phối hợp các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tổ chức đặt hàng/giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp.
Theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện kế hoạch; báo cáo Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo về tiến độ và kết quả thực hiện của Kế hoạch.
Phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
1.2. Văn phòng Sở
Phối hợp với Phòng Giáo dục Thường xuyên - Nghề nghiệp và Đại học trong công tác thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
2. Các đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân công tại Kế hoạch số 187/KH-UBND
2.1. Sở Tài chính
Phối hợp cung cấp cho Sở Giáo dục và Đào tạo danh sách doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố.
2.2. Ủy ban nhân dân các phường, xã
Triển khai thực hiện tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề, tổng hợp và cung cấp thông tin liên quan đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; phối hợp quản lý, đánh giá quá trình, kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo; phối hợp các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động theo dõi, đánh giá quá trình sử dụng người lao động trên địa bàn sau khi tham gia đào tạo.
2.3. Hiệp Hội Doanh nghiệp Thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố
Triển khai phổ biến thông tin, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp; tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp; tổng hợp và cung cấp cho Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin về nhu cầu hỗ trợ đào tạo nghề của người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; phối hợp trong công tác quản lý người lao động trong và sau khi tổ chức đào tạo; đánh giá chất lượng người lao động sau tham gia đào tạo; tạo điều kiện, hỗ trợ người lao động trong thời gian tham gia đào tạo, đảm bảo thực hiện hiệu quả và đạt các mục tiêu đề ra.
3. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tham gia đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đặt hàng/giao nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo; phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, quản lý, đánh giá quá trình, kết quả đào tạo; kịp thời báo cáo, phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh, vướng mắc của người lao động, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; tổng kết quá trình đào tạo và bàn giao cho doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; phối hợp các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đánh giá kết quả làm việc của người lao động sau đào tạo; thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện, các khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị liên hệ Sở Giáo dục và Đào tạo (Bà Quách Thúy Lam, Chuyên viên Phòng Giáo dục Thường xuyên - Nghề nghiệp và Đại học, số điện thoại: 0939427070) để được hướng dẫn./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
[1] Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d khoản này (a) Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật: tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học; b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học; c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ- TTg ; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; d) Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học): tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.