Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 111/KH-UBND phòng, chống bệnh truyền nhiễm tỉnh Đắk Nông năm 2025

Số hiệu 111/KH-UBND
Ngày ban hành 25/02/2025
Ngày có hiệu lực 25/02/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 25 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2025

PHẦN 1

KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2024

I. Tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2024

1. Tại Việt Nam

Năm 2024, tình hình các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát; các bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét giảm mạnh so với năm 2023[1]; không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Năm 2024, xảy ra cơn bão Yagi lớn nhất từ trước đến nay đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, nhưng các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau thiên tai, bão lũ được kiểm soát tốt, không để xảy ra các ổ dịch lớn tại các địa bàn bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, năm 2024 trên phạm vi toàn quốc, một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng cao như sởi, ho gà, dại[2]; một số bệnh như sốt xuất huyết, bạch hầu tăng cao cục bộ tại một số địa phương.

2. Tại tỉnh Đắk Nông

- Năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với tổng số 7.435 ca mắc, 03 ca tử vong[3]. Một số bệnh có số mắc cao như sốt xuất huyết Dengue (SXHD) 5.392 ca, Tiêu chảy 611 ca, Lao phổi 284, Sởi 274, Tay chân miệng 249 ca, Thủy đậu 204 ca, Dại 01 ca, COVID-1981 ca, Rubella 02 ca, Ho gà 04 ca; các bệnh truyền nhiễm khác tương đối ổn định.

- Không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh tái nổi nguy hiểm như Đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh.

II. Kết quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Để chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hạn chế số mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, ngay từ đầu năm 2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh[4], sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương; tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, nhân viên y tế và các lực lượng phòng, chống dịch liên quan; sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp, đặc biệt là sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân,...nên công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định.

- Đối với các bệnh lưu hành tại địa phương: Ngay khi ghi nhận ca mắc bắt đầu gia tăng hoặc căn cứ chu kỳ dịch bệnh của các bệnh như sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Thủy đậu, Tiêu chảy, bệnh Dại,... UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa bàn là điểm nóng. Đối với các bệnh mới nổi, tái nổi đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành thường xuyên giám sát, đánh giá và tham mưu các giải pháp hiệu quả, kịp thời.

- Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tuyến tỉnh trực tiếp hỗ trợ địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên tổ chức các cuộc họp tham vấn với các tổ chức, cơ quan chuyên môn, đặc biệt là thực hiện phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, vật tư, sinh phẩm, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

2. Về công tác chuyên môn kỹ thuật và hậu cần

- Chủ động trong việc theo dõi, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên cả nước, trong khu vực và các tỉnh lân cận; chủ động việc đánh giá, phân tích, nhận định tình hình và chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, phương án ứng phó. Tổ chức triển khai các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát tình hình dịch bệnh tại cửa khẩu; thường xuyên giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc/mắc bệnh truyền nhiễm tại cơ sở y tế và tại cộng đồng thông qua hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm và hệ thống giám sát dựa vào sự kiện; xử lý triệt để, kịp thời các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, phát động và triển khai Quyết liệt, đồng bộ chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy tại 71/71 xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức triển khai tiêm chủng mở rộng theo kế hoạch năm 2024 đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; quản lý, rà soát đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ[5]. Định kỳ hằng tháng đánh giá tiến độ tiêm chủng đến từng thôn, bon, buôn, bản, tổ dân phố để xác định vùng lõm về tiêm chủng, vùng nguy cơ cao và tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi đảm bảo an toàn, kịp thời và hiệu quả[6].

- Công tác điều trị tiếp tục thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc; đảm bảo thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

- Chủ động, sẵn sàng đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất, thuốc men, thiết bị, nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phương châm 4 tại chỗ.

- Công tác truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm được thực hiện thường xuyên, đa dạng các loại hình và phương thức truyền thông; chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh trên địa bàn cho các cơ quan truyền thông.

3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2024

Năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản được kiểm soát tốt, toàn tỉnh ghi nhận 7.435 ca mắc, 03 ca tử vong; số mắc gia tăng chủ yếu do sự gia tăng đột biến về số ca mắc sốt xuất huyết (5.392 ca mắc, 01 ca tử vong), tình hình dịch bệnh được kiểm soát kịp thời. Mặc dù số mắc tăng 27,6% so với năm 2023, số tử vong giảm 02 ca; không ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nhóm A như Tả, Ebola, Bại liệt, Cúm A(H5N1, H7N9,...); không ghi nhận có sự xâm nhập của bệnh Đậu mùa khỉ.

(Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể năm 2024 như Phụ lục 01 kèm theo)

III. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

1. Tồn tại, hạn chế

- Các bệnh truyền nhiễm vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, các tác nhân gây bệnh, các biến chủng mới. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin dự phòng hoặc miễn dịch giảm theo thời gian vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát.

- Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi và các bệnh dự phòng bằng vắc xin giai đoạn sau đại dịch COVID-19 thấp, dẫn đến miễn dịch trong cộng đồng không đạt mức có thể ngăn ngừa sự lây lan. Việc quản lý đối tượng tiêm chủng hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có di biến động dân số lớn; tình trạng thiếu hụt, gián đoạn vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ Trung ương.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...