Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 343/KH-UBND năm 2025 thực hiện Quyết định 806/QĐ-TTg chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 343/KH-UBND
Ngày ban hành 21/05/2025
Ngày có hiệu lực 21/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Hoàng Thu Trang
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 343/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 21 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 806/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2025 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ ĐẾN NĂM 2035

Thực hiện Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035 (Quyết định số 806/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Kế hoạch số 234-KH/TU ngày 08/3/2025 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các Chỉ thị, Kế hoạch của tỉnh đã ban hành.

- Xác định công tác phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước (DNNN và DN có vốn NN) thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương).

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ được tiến hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, chủ động phát hiện, ngăn chặn các dấu hiệu vi phạm về công tác phòng, chống lãng phí.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương bám sát các nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu tại Quyết định số 806/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí để lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ thuộc quyền quản lý; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nội dung trong công tác phòng, chống lãng phí với việc nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ và công tác phòng, chống lãng phí trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại đơn vị.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, công tác tuyên truyền về công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các tổ chức, cá nhân;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

2. Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, hiệu lực, hiệu quả.

a) Thực hiện nghiêm các quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp; Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

b) Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, hợp lý về cơ cấu; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với quy định cụ thể trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có sai phạm, vi phạm pháp luật.

c) Nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ và thực hiện có hiệu quả cơ chế bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.

đ) Tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phát huy giá trị dữ liệu của Cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.

3. Quản lý, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực hiệu quả, tăng cường tính bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

a) Về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý nợ chính quyền địa phương:

Điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, chậm triển khai thực hiện, dành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định từ khâu phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách; chỉ bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ thật sự cần thiết, quan trọng, cấp bách. Rà soát bãi bỏ các cơ chế, chính sách đã ban hành không phù hợp, gây lãng phí ngân sách; không ban hành các chính sách mới khi chưa cân đối bố trí được nguồn kinh phí thực hiện. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về xử lý các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn đầu tư có mục tiêu.

Xử lý số dư, chuyển nguồn, quyết toán các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, không chuyển nguồn sang năm sau các khoản chi không đủ điều kiện; rà soát, xử lý triệt để các khoản tạm ứng chi ngân sách kéo dài nhiều năm đã hết thời gian thực hiện.

Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện chính sách cải cách tiền lương; đầu tư kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đẩy mạnh khoán chi hành chính, quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tiếp khách, lễ hội, lễ kỷ niệm ...

b) Về quản lý, sử dụng tài sản công:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được UBND tỉnh phê duyệt và chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được phê duyệt.

- Khẩn trương rà soát thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đối với các cơ sở nhà đất chưa được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...