Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2025 thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hành chính trên địa bàn cấp huyện khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp do tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu | 203/KH-UBND |
Ngày ban hành | 09/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 09/06/2025 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Võ Tấn Đức |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 203/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 09 tháng 6 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN KHI TỔ CHỨC MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
Căn cứ Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 và Công văn số 68/CV-BCĐ ngày 28/5/2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về việc định hướng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Công văn số 9982-CV/TU ngày 05/6/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước và Đề án sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương cấp xã sau khi kết thúc nhiệm vụ và tổ chức cấp huyện.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hành chính trên địa bàn cấp huyện khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025, Công văn số 68/CV-BCĐ ngày 28/5/2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp về việc việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.
- Xây dựng Kế hoạch nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện và tổ chức hành chính trên địa bàn cấp huyện; xây dựng lộ trình cụ thể, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương.
2. Yêu cầu
- Phải quán triệt theo chỉ đạo, yêu cầu của nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ, chỉ đạo của Tỉnh ủy tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
- Xây dựng phương án/đề án, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi có quyết định của cấp có thẩm quyền; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân...
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Rà soát hiện trạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện và cơ quan thuộc tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở trên địa bàn cấp huyện
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện rà soát hiện trạng cơ quan thuộc tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở đóng trên địa bàn cấp huyện và UBND cấp huyện thực hiện rà soát thống kê số liệu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện (Số lượng tổ chức phòng ban bên trong, số lượng biên chế được giao, hiện có, nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ, chức năng nhiệm vụ...) để xây dựng phương án /Đề án sắp xếp.
- Đơn vị thực hiện: Các sở ban ngành, UBND cấp huyện;
- Thời gian thực hiện: Ngay sau khi Kế hoạch được ban hành.
2. Sắp xếp đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc UBND cấp huyện quản lý
a) Phương án sắp xếp: Thực hiện chuyển giao nguyên trạng cho chính quyền cấp xã (sau sắp xếp) quản lý các Trường trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non công lập có trên địa bàn.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì phối hợp UBND cấp huyện.
c) Lộ trình thực hiện: Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025 và Quyết định của UBND tỉnh chuyển giao UBND cấp xã quản lý các trường có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc UBND cấp huyện
a) Phương án: Tổ chức lại 11 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện thành các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp UBND cấp huyện thực hiện.
c) Lộ trình thực hiện: Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025 và Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
4. Đối với đơn vị sự nghiệp lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao thuộc UBND cấp huyện
a) Phương án
- Chuyển 11 Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa, Thể thao ở cấp huyện hiện nay về UBND cấp xã quản lý (nơi đặt trụ sở chính của các đơn vị này), thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp văn hóa, thể thao... trên địa bàn xã/phường, khu vực liên xã/phường (theo yêu cầu nhiệm vụ đặt hàng giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền) và các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn xã theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ ngành khác có liên quan.
- Đối với các xã còn lại: Thành lập Trung tâm Dịch vụ tổng hợp cấp xã.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 203/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 09 tháng 6 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN KHI TỔ CHỨC MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
Căn cứ Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 và Công văn số 68/CV-BCĐ ngày 28/5/2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về việc định hướng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Công văn số 9982-CV/TU ngày 05/6/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước và Đề án sắp xếp tổ chức chính quyền địa phương cấp xã sau khi kết thúc nhiệm vụ và tổ chức cấp huyện.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hành chính trên địa bàn cấp huyện khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa Công văn số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025, Công văn số 68/CV-BCĐ ngày 28/5/2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp về việc việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.
- Xây dựng Kế hoạch nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện và tổ chức hành chính trên địa bàn cấp huyện; xây dựng lộ trình cụ thể, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương.
2. Yêu cầu
- Phải quán triệt theo chỉ đạo, yêu cầu của nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ, chỉ đạo của Tỉnh ủy tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
- Xây dựng phương án/đề án, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi có quyết định của cấp có thẩm quyền; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân...
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Rà soát hiện trạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện và cơ quan thuộc tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở trên địa bàn cấp huyện
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện rà soát hiện trạng cơ quan thuộc tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở đóng trên địa bàn cấp huyện và UBND cấp huyện thực hiện rà soát thống kê số liệu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện (Số lượng tổ chức phòng ban bên trong, số lượng biên chế được giao, hiện có, nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ, chức năng nhiệm vụ...) để xây dựng phương án /Đề án sắp xếp.
- Đơn vị thực hiện: Các sở ban ngành, UBND cấp huyện;
- Thời gian thực hiện: Ngay sau khi Kế hoạch được ban hành.
2. Sắp xếp đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc UBND cấp huyện quản lý
a) Phương án sắp xếp: Thực hiện chuyển giao nguyên trạng cho chính quyền cấp xã (sau sắp xếp) quản lý các Trường trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non công lập có trên địa bàn.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì phối hợp UBND cấp huyện.
c) Lộ trình thực hiện: Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025 và Quyết định của UBND tỉnh chuyển giao UBND cấp xã quản lý các trường có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc UBND cấp huyện
a) Phương án: Tổ chức lại 11 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện thành các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp UBND cấp huyện thực hiện.
c) Lộ trình thực hiện: Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025 và Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
4. Đối với đơn vị sự nghiệp lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao thuộc UBND cấp huyện
a) Phương án
- Chuyển 11 Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa, Thể thao ở cấp huyện hiện nay về UBND cấp xã quản lý (nơi đặt trụ sở chính của các đơn vị này), thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp văn hóa, thể thao... trên địa bàn xã/phường, khu vực liên xã/phường (theo yêu cầu nhiệm vụ đặt hàng giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền) và các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn xã theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ ngành khác có liên quan.
- Đối với các xã còn lại: Thành lập Trung tâm Dịch vụ tổng hợp cấp xã.
+ Tên gọi: Trung tâm Dịch vụ tổng hợp
+ Vị trí pháp lý: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp xã
+ Cơ chế tài chính: Là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, hoặc tự chủ một phần tùy theo điều kiện thực tế.
+ Chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện một số dịch vụ công cơ bản thiết yếu tại địa phương như: Quản lý nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng; Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, thú y cơ sở ; Quản lý hệ thống thủy lợi nhỏ, nội đồng (nếu có); Hỗ trợ công tác thông tin - tuyên truyền, văn hóa - thể thao - du lịch cộng đồng; Tham gia phối hợp trong hoạt động giáo dục cộng đồng... và cung ứng dịch vụ khác[1].
+ Cơ cấu tổ chức
. Lãnh đạo đơn vị: 01 Giám đốc (hoặc phụ trách);
. Bộ phận chuyên môn (có thể gồm từ 1 - 2 bộ phận, tùy quy mô xã);
+ Số lượng người làm việc: Tùy đặc điểm tình hình của địa phương, khối lượng công việc, chức năng nhiệm vụ thực hiện, UBND cấp huyện đề xuất số lượng người làm việc theo quy định.
b) Đơn vị thực hiện: UBND cấp huyện chủ trì xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ tổng hợp cấp xã.
c) Lộ trình thực hiện:
- Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền thành lập Trung tâm Dịch vụ tổng hợp có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
5. Đối với đơn vị sự nghiệp lĩnh vực nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện
a) Phương án tổ chức lại 10 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện thành các Trung tâm khu vực trực thuộc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo khu vực liên xã.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì phối hợp UBND cấp huyện thực hiện.
c) Lộ trình thực hiện: Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025 và Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
6. Đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện
a) Phương án: Tạm thời giữ nguyên cơ cấu tổ chức của 11 Ban Quản lý dự án cấp huyện hiện tại và chuyển 11 Ban Quản lý dự án này về trực thuộc UBND tỉnh để tiếp tục quản lý, thực hiện các dự án đang triển khai dở dang cho đến hết năm 2025. Đến năm 2026 sẽ thực hiện rà soát, đánh giá đề xuất phương án sắp xếp lại phù hợp với định hướng của Trung ương.
b) Tổ chức thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì phối hợp UBND cấp huyện thực hiện.
c) Lộ trình thực hiện
+ Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025;
+ Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
7. Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc UBND cấp huyện
- Phương án sắp xếp: Tổ chức lại 11 Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện thành các Trung tâm khu vực trực thuộc Trung tâm Phát triển tỉnh.
- Tổ chức thực hiện: Giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh chủ trì phối hợp UBND cấp huyện thực hiện.
- Lộ trình thực hiện:
+ Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025;
+ Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
8. Đối với các Trung tâm Dịch vụ công ích trực thuộc UBND thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch và Ban quản lý chợ thuộc UBND thành phố Long Khánh
- Phương án sắp xếp: Chuyển các Trung tâm/Ban Quản lý Dịch vụ công ích và Ban quản lý chợ về trực thuộc UBND cấp xã nơi đặt trụ sở của các đơn vị này quản lý để tiếp tục cung ứng dịch vụ khu vực liên xã, phường.
- Đơn vị thực hiện: UBND cấp huyện chủ trì xây dựng Đề án.
- Lộ trình thực hiện:
+ Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025;
+ Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.
9. Bến xe Biên Hòa trực thuộc UBND thành phố Biên Hòa
a) Về phương án: Chuyển Bến xe Biên Hòa về Sở Xây dựng quản lý và tiếp tục thực hiện cổ phần hóa Bến xe Biên Hòa theo Kế hoạch số 177-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy.
b) Về tổ chức thực hiện: Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp UBND thành phố Biên Hòa thực hiện.
c) Lộ trình thực hiện:
- Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025;
- Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực trước ngày 01/7/2025.
10. Đối với các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
- Phương án: Tổ chức lại thành các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai khu vực liên xã, phường trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh (Sở Nông nghiệp và Môi trường).
- Tổ chức thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì chỉ đạo thực hiện.
- Lộ trình thực hiện:
+ Đề án hoàn thành trước ngày 20/6/2025;
+ Quyết định của UBND tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2025.
11. Đối với các Chi nhánh/Trạm/Hạt thuộc tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường
a) Phương án sắp xếp: Tổ chức lại thành các Chi nhánh/Trạm/Hạt theo từng khu vực liên xã, phường (không vượt quá số lượng tổ chức trước khi sắp xếp) đảm bảo việc tổ chức lại không gây gián đoạn trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ và chức năng quản lý nhà nước hiện đang thực hiện, cụ thể:
b) Cơ quan thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì thực hiện.
c) Lộ trình thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/7/2025.
12. Đối với Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương
a) Phương án thực hiện: Tổ chức lại các Đội Quản lý thị trường thuộc Chi cục Quản lý thị trường theo khu vực liên xã, phường;
b) Cơ quan thực hiện: Giao Sở Công Thương chủ trì thực hiện;
c) Lộ trình thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/7/2025.
13. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế
a) Phương án thực hiện
- Tổ chức lại 11 Trung tâm Y tế cấp huyện thành các Trung tâm y tế khu vực trực thuộc Sở Y tế.
- Tổ chức lại 159 trạm y tế các xã, phường thành 55 trạm y tế và các điểm trạm trực thuộc Trung tâm y tế khu vực để phục vụ người dân.
b) Cơ quan thực hiện: Giao Sở Y tế chủ trì thực hiện
c) Lộ trình thực hiện: Đề án hoàn thành trước ngày 15/7/2025.
14. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp
a) Phương án thực hiện: Tổ chức lại 05 chi nhánh Trung tâm Trợ giúp pháp lý theo khu vực liên xã, phường;
b) Cơ quan thực hiện: Giao Sở Tư pháp chủ trì thực hiện;
c) Lộ trình thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/7/2025.
(Phụ lục 01, Phụ lục 02 kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
1.1. Giao Thủ trưởng các sở: Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Môi trường; Y tế; Nội vụ; Công Thương; Tư pháp; Xây dựng và UBND các huyện, thành phố và các đơn vị sự nghiệp công lập khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ tại Mục II Kế hoạch này; chủ động sắp xếp, bố trí ổn định nhân sự để tiếp tục tham mưu thực hiện nhiệm vụ; nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ nhân sự để kịp thời có phương án xử lý, giải quyết; kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) những khó khăn, vướng mắc vượt ngoài thẩm quyền xử lý và đề xuất giải pháp xử lý để xem xét giải quyết kịp thời; cụ thể:
a) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì rà soát xây dựng đề án sắp xếp đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp cấp huyện;
- Tiếp nhận bàn giao tổ chức bộ máy, số lượng viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản trang thiết bị và các nội dung liên quan khác của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện từ UBND cấp huyện; thực hiện công tác cán bộ của các đơn vị sau khi tổ chức lại theo phân cấp của UBND tỉnh và các quy định hiện hành.
- Phối hợp hỗ trợ UBND cấp huyện trong việc chuyển giao các Trường trung học cơ sở, Trường tiểu học và Trường Mầm non về UBND cấp xã quản lý.
b) Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Chủ trì rà soát xây dựng đề án sắp xếp đối với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện;
- Chủ trì phối hợp UBND cấp huyện, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, đánh giá lại các Trạm của Chi cục Chăn nuôi và Thủy sản; các Hạt của Chi cục Kiểm lâm; các chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở đó chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị địa phương có liên quan đề xuất phương án sắp xếp và xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị, dự kiến bố trí nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Tiếp nhận bàn giao tổ chức bộ máy, số lượng viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản trang thiết bị và các nội dung liên quan khác của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện từ UBND cấp huyện; thực hiện công tác cán bộ của các đơn vị sau khi tổ chức lại theo phân cấp của UBND tỉnh và các quy định hiện hành.
c) Giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh
Chủ trì phối hợp UBND cấp huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện xây dựng Đề án sáp nhập Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện thành các chi nhánh quản lý theo khu vực trực thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh.
d) Giao Sở Công Thương
Chủ trì phối hợp cơ quan, đơn vị có liên quan sắp xếp các Đội quản lý thị trường.
đ) Giao Sở Tư pháp
- Chủ trì tổ chức lại 05 chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý theo khu vực liên xã, phường;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành thực hiện rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
e) Giao Sở Xây dựng
Chủ trì phối hợp UBND thành phố Biên Hòa xây dựng Đề án tiếp nhận Bến xe Biên Hòa và tiếp tục thực hiện cổ phần hóa Bến xe Biên Hòa.
g) Giao Sở Y tế
Chủ trì xây dựng Đề án Tổ chức lại 11 Trung tâm Y tế cấp huyện và các trạm y tế.
1.2. Giao Sở Nội vụ
- Xây dựng Đề án và tham mưu cấp có thẩm quyền chuyển giao các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) cho UBND cấp xã quản lý.
- Xây dựng Đề án chuyển 11 Ban Quản lý dự án cấp huyện về trực thuộc UBND tỉnh để tiếp tục quản lý.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương hướng dẫn, thẩm định đối với các Đề án, phương án và tham mưu trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Liên tục theo dõi, cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng của Trung ương để kịp thời tham mưu điều chỉnh phương án, đề án, kế hoạch đảm bảo phù hợp, khoa học; chủ động hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện theo quy định.
1.3. Giao Sở Tài chính
- Tham mưu, đề xuất, hướng dẫn việc xử lý trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp.
- Chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng trang thiết bị làm việc (để bàn giao đối với các đơn vị giải thể, sáp nhập, hợp nhất...).
1.4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Phối hợp Sở Nội vụ xin ý kiến Đảng ủy UBND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các nội dung có liên quan đến việc sắp xếp.
b) Phối hợp tham mưu chuẩn bị về cơ sở vật chất tổ chức các cuộc họp, Hội nghị về công tác sắp xếp.
1.5. Giao UBND cấp huyện
- Khẩn trương rà soát, chuẩn bị số liệu hiện trạng đơn vị sự nghiệp công lập (Số lượng tổ chức phòng ban bên trong, số lượng biên chế được giao, hiện có, nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ...) để chuyển giao các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo về UBND cấp xã (mới) quản lý;
- Theo nhiệm vụ tại Kế hoạch này, chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh rà soát xây dựng phương án chuyển giao nhân sự, tài chính, tài sản và các nội dung liên quan của các Trường mầm non, Trường Tiểu học, Trường THCS công lập; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Ban Quản lý dự án, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cho các sở, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và UBND cấp xã quản lý.
- Chủ động đề xuất, phối hợp Sở Tài chính tham mưu phương án về bố trí, xử lý trụ sở và tài sản công của các đơn vị sau sắp xếp.
- Khẩn trương xây dựng Đề án thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã.
1.6. UBND cấp xã sau khi thành lập
a) Thực hiện việc quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau khi tiếp nhận chuyển giao từ UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan theo đúng quy định.
b) Hoàn thành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, công tác về con dấu, sắp xếp, bố trí nhân sự, biên chế, đội ngũ của chính quyền mới đảm bảo đi vào hoạt động ngay, hiệu lực, hiệu quả không bị gián đoạn.
c) Tiếp nhận bàn giao, tiếp tục quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, thông tin, dữ liệu, hồ sơ....của các cơ quan, đơn vị trước khi sắp xếp để đảm bảo cho hoạt động sau khi thành lập.
d) Liên tục cập nhật, văn bản, quy định của Trung ương trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp thời triển khai thực hiện cho phù hợp và đảm bảo thuận lợi.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hành chính trên địa bàn cấp huyện khi tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, nội dung, tiến độ đề ra. Trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh sẽ căn cứ định hướng của Ban Chỉ đạo Chính phủ, Bộ ngành Trung ương để tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn; trường hợp Trung ương, Tỉnh ủy có điều chỉnh nội dung so với phương án sẽ thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC 01
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Kèm theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 09/6/2025 của UBND tỉnh)
1. Các Sở Nông nghiệp và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Nội vụ và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh
a) Xây dựng dự thảo Đề án tiếp nhận các đơn vị thuộc UBND cấp huyện và tổ chức lại thành....thuộc Sở
- Thời gian thực hiện: Chậm nhất trong ngày 13/6/2025.
- Nội dung Đề án theo Phụ lục II kèm theo. Ngoài các nội dung chính tại Đề án mẫu, các đơn vị có thể bổ sung, điều chỉnh nội dung liên quan cho phù hợp.
b) Sau khi hoàn chỉnh dự thảo Đề án, đơn vị chủ trì gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan và Sở Nội vụ góp ý. Thời gian thực hiện: chậm nhất trong ngày 15/6/2025.
c) Hoàn chỉnh sau góp ý, gửi về Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh. Thời gian thực hiện chậm nhất ngày 20/6/2025.
d) Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian thực hiện: chậm nhất ngày 25/6/2025.
2. UBND cấp huyện
2.1. Xây dựng Đề án thành lập mỗi xã 01 đơn vị sự nghiệp công lập
a) Mỗi huyện xây dựng 01 Đề án chung thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập của xã/phường (mới) theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo. Ngoài các nội dung chính tại Đề án mẫu, các đơn vị có thể bổ sung, điều chỉnh nội dung liên quan cho phù hợp.
b) Cơ quan thực hiện: UBND cấp huyện.
Xã/phường nằm trên địa bàn cấp huyện/thành phố nào thì sẽ giao UBND cấp huyện/thành phố chủ trì xây dựng Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tại xã đó; trường hợp xã (mới thành lập) nằm trên địa bàn 02 huyện/thành phố thì trung tâm hành chính của xã mới nằm trên địa bàn của huyện nào thì huyện đó chủ trì xây dựng Đề án.
c) Lộ trình thực hiện
- Sau khi hoàn chỉnh dự thảo Đề án, đơn vị chủ trì gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan và Sở Nội vụ góp ý. Thời gian thực hiện: Chậm nhất trong ngày 15/6/2025.
- Hoàn chỉnh sau góp ý, gửi về Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh. Chậm nhất 20/6/2025.
- Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án. Thời gian thực hiện: chậm nhất ngày 25/6/2025.
2.2. Xây dựng Đề án chuyển 04 Trung tâm/Ban Dịch vụ công ích, Ban Quản lý chợ về UBND cấp xã (mới) nơi đặt trụ sở quản lý
a) Xây dựng Đề án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo. Ngoài các nội dung chính tại Đề án mẫu, các đơn vị có thể bổ sung, điều chỉnh nội dung liên quan cho phù hợp.
b) Cơ quan thực hiện: UBND thành phố: Biên Hòa, Long khánh; UBND các huyện: Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành.
Xã/phường nằm trên địa bàn cấp huyện/thành phố nào thì sẽ giao UBND cấp huyện/thành phố chủ trì xây dựng Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tại xã đó; trường hợp xã (mới thành lập) nằm trên địa bàn 02 huyện/thành phố thì trung tâm hành chính của xã mới nằm trên địa bàn của huyện nào thì huyện đó chủ trì xây dựng Đề án.
c) Lộ trình thực hiện
- Sau khi hoàn chỉnh dự thảo Đề án, đơn vị chủ trì gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan và Sở Nội vụ góp ý. Thời gian thực hiện: Chậm nhất trong ngày 15/6/2025.
- Hoàn chỉnh sau góp ý, gửi về Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án. Thời gian hoàn thành chậm nhất 20/6/2025.
- Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian thực hiện: chậm nhất ngày 25/6/2025.
PHỤ LỤC 02
MẪU ĐỀ ÁN SẮP XẾP TỔ
CHỨC BỘ MÁY CỦA ……..
(Kèm theo Kế hoạch số ………/KH-UBND ngày ……./6/2025 của UBND tỉnh)
I. MẪU ĐỀ ÁN TIẾP NHẬN CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC UBND CẤP HUYỆN VÀ TỔ CHỨC LẠI THÀNH...THUỘC SỞ
UBND TỈNH ĐỒNG NAI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…., ngày …. tháng …. năm …. |
ĐỀ ÁN
Tiếp nhận ……… và
tổ chức lại ………
(Kèm theo Tờ trình số /TTr-... ngày .... / ....
/.... của Giám đốc....)
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
…
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị quyết...;
- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương;
- Luật...;
- Luật...;
- Nghị định...;
- Thông tư...
PHẦN II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ
I. THỰC TRẠNG
a) Quá trình hình thành đơn vị (các Quyết định pháp lý);
b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
c) Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị: Gồm Ban Giám đốc và ... phòng, cụ thể:
Stt |
Tổ chức |
Biên chế/người làm việc theo VTVL |
HĐ 111 |
Hiện có |
Lãnh đạo |
Ghi chú |
||
Biên chế/người làm việc |
HĐ 111 |
Cấp trưởng |
Cấp phó |
|||||
|
Đơn vị sự nghiệp công lập |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm… |
Người làm việc[1] |
|
|
|
|
|
Mức độ tự chủ (nhóm 1,…) |
… |
Trung tâm… |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
(Lập danh sách số người đang làm việc tại đơn vị)
d) Điều kiện đảm bảo hoạt động
- Trụ sở;
- Tài chính, tài sản... (có danh mục, bảng biểu tài chính, tài sản kèm theo);
- …
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Ưu khuyết điểm, hạn chế của mô hình hiện tại
3.2. Nguyên nhân
PHẦN III
ĐỀ ÁN TIẾP NHẬN
…….
... VÀ TỔ CHỨC LẠI THÀNH ....
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
………………………………………………………………………………………………………
II. PHƯƠNG ÁN TIẾP NHẬN VÀ TỔ CHỨC LẠI
Thực hiện tiếp nhận.... và tổ chức lại thành ..., cụ thể (từng đơn vị):
I. Tên gọi:
2. Loại hình: ………………..
3. Vị trí pháp lý và chức năng, nhiệm vụ:
4. Trụ sở làm việc
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế được giao và số lượng người hiện có tương ứng sau tổ chức lại:...
Bảng thống kê cơ cấu tổ chức, biên chế/số lượng người làm việc của đơn vị sau sắp xếp
Stt |
Tổ chức |
Biên chế/người làm việc theo VTVL |
HĐ 111 |
Hiện có |
Lãnh đạo |
Ghi chú |
||
Biên chế/người làm việc |
HĐ 111 |
Cấp trưởng |
Cấp phó |
|||||
I |
Đơn vị sự nghiệp công lập |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm… |
Người làm việc[2] |
|
|
|
|
|
Mức độ tự chủ (nhóm 1,…) |
… |
Trung tâm… |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
6. Số lượng người làm việc
- Tổng số người làm việc ... dự kiến tối thiểu là:... người.
- Danh mục vị trí việc làm và số lượng người làm việc: Dự kiến có... vị trí và ....người; cụ thể như sau:
+ Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành: ... vị trí, ... người.
+ Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn: ... vị trí, ... người.
+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung: ... vị trí, ... người.
+ Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ:... vị trí, ... người.
- Chi tiết vị trí việc làm và số lượng người làm việc của...., như sau:
Danh mục vị trí việc làm dự kiến
STT |
Tên vị trí việc làm |
Số lượng vị trí việc làm |
Tổng số |
... |
|
I |
Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành |
… |
|
… |
… |
II |
Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp |
… |
|
… |
… |
III |
Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung |
… |
|
… |
… |
IV |
Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ |
… |
|
… |
… |
6. Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật.
III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VỀ NHÂN SỰ, TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, ĐẤT ĐAI VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG
1. Phương án bố trí, xử lý, chế độ chính sách nhân sự dôi dư (đối với nhân sự lãnh đạo và nhân sự không phải chức danh lãnh đạo);
2. Trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và cơ chế tài chính cần thiết để bảo đảm cho tổ chức hành chính hoạt động sau khi được thành lập;
3. Phương án xử lý về tài chính, tài sản, đất đai, dự án và các vấn đề khác có liên quan;
4. Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác liên quan (nếu có).
5. Quy định chuyển tiếp (nếu có):...
IV. LỘ TRÌNH TINH GIẢM BIÊN CHẾ
Ngoài lộ trình tinh giảm của các đơn vị liên quan đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; đề xuất phương án tinh giảm biên chế đối với các bộ phận chuyên môn dùng chung hoặc các bộ phận chuyên ngành có chức năng tương đồng bên trong được hợp nhất, sáp nhập khi thực hiện sắp xếp, cụ thể:
- Bộ phận...: Dự kiến giảm .... biên chế/số lượng người làm việc sau sắp xếp.
- Bộ phận...: Dự kiến giảm .... biên chế/số lượng người làm việc sau sắp xếp.
…
V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN
(Hiệu quả về tinh gọn tổ chức, biên chế của phương án sắp xếp)
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. LỘ TRÌNH, TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (NẾU CÓ)
... ./.
|
THỦ TRƯỞNG SỞ, BAN NGÀNH |
II. MẪU ĐỀ ÁN THÀNH LẬP ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CẤP XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐA-... |
…., ngày …. tháng …. năm 2025 |
DỰ THẢO |
ĐỀ ÁN
Về thành lập
....Trung tâm Dịch vụ tổng hợp thuộc các xã/phường
(Kèm theo Tờ trình số /TTr-...
ngày tháng năm của...)
________________
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị quyết...;
- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương;
- Luật...;
- Luật...;
- Nghị định...;
…
PHẦN II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DỰ KIẾN TỔ CHỨC LẠI
I. THỰC TRẠNG (Khái quát tình hình hoạt động các đơn vị sự nghiệp)
1. Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao trực thuộc ...;
2. Trung tâm... trực thuộc ...
Yêu cầu những nội dung cụ thể như sau đối với từng đơn vị:
- Quá trình hình thành (Quyết định thành lập đổi tên) đơn vị;
- Là đơn vị sự nghiệp loại gì (có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động hoặc tự chủ toàn bộ...).
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức bộ máy của đơn vị:
+ Ban Giám đốc và cơ cấu tổ chức các phòng:...
- Tổng số người làm việc tại đơn vị: ... người. Trong đó: Biên chế giao... chỉ tiêu (nếu có); ... hợp đồng. Cụ thể bố trí như sau: Cụ thể từng vị trí, từng phòng). Lập danh sách số người đang làm việc tại đơn vị.
- Cơ chế tài chính hoạt động:
- Điều kiện đảm bảo hoạt động; Tài chính, tài sản... (có danh mục tài sản kèm theo);
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Ưu khuyết điểm, hạn chế của mô hình hiện tại
3.2. Nguyên nhân
PHẦN III
THÀNH LẬP....
TRUNG TÂM DỊCH VỤ TỔNG HỢP TRỰC THUỘC ...
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI
…………………………………………………………………………………………………
II. TÊN GỌI, VỊ TRÍ
Tên gọi của đơn vị sự nghiệp mới: Trung tâm ..., là đơn vị sự nghiệp trực thuộc ... xã/phường được thành lập trên cơ sở hợp nhất/sáp nhập... đơn vị hiện có là:....; cụ thể như sau:
1. Trung tâm Dịch vụ tổng hợp xã/phường A... trên cơ sở tiếp nhận Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa, Thể thao ở cấp huyện hiện nay về UBND cấp xã quản lý (nơi đặt trụ sở chính của các đơn vị này), thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp văn hóa, thể thao... trên địa bàn xã/phường, khu vực liên xã/phường (theo yêu cầu nhiệm vụ đặt hàng giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền) và các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn xã theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ ngành khác có liên quan[3].
- Xác định loại hình đơn vị sự nghiệp:...
- Cơ chế tự chủ:
- Xác định tư cách pháp nhân, con dấu:...
- Trụ sở làm việc của Trung tâm...:
a) Chức năng
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
c) về tổ chức hoạt động
- Lãnh đạo đơn vị: 01 Giám đốc (hoặc phụ trách);
- Bộ phận chuyên môn (có thể gồm từ 1-2 bộ phận, tùy quy mô xã);
d) Số lượng người làm việc
- Số lượng người làm việc: Tùy đặc điểm tình hình của địa phương, khối lượng công việc, chức năng nhiệm vụ thực hiện để đề xuất số lượng người làm việc theo quy định.
- Số lượng này dự kiến cân đối từ số lượng người làm việc của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao của cấp huyện nêu trên và một số công chức, viên chức cấp huyện (do UBND cấp huyện đề xuất).
2. Trung tâm Dịch vụ tổng hợp xã/phường B...
- Xác định loại hình đơn vị sự nghiệp:
- Cơ chế tự chủ:
- Xác định tư cách pháp nhân, con dấu:...
- Trụ sở làm việc của Trung tâm...:
a) Chức năng
- ………………………………….
- ………………………………….
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
- ………………………………….
- ………………………………….
c) Về tổ chức hoạt động
- Lãnh đạo đơn vị: 01 Giám đốc (hoặc phụ trách);
- Bộ phận chuyên môn (có thể gồm từ 1-2 bộ phận, tùy quy mô xã);
d) Số lượng người làm việc
- Số lượng người làm việc: Tùy đặc điểm tình hình của địa phương, khối lượng công việc, chức năng nhiệm vụ thực hiện để đề xuất số lượng người làm việc theo quy định.
- Số lượng này dự kiến cân đối một phần từ số lượng người làm việc của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao của cấp huyện nêu trên và một số công chức, viên chức cấp huyện (do UBND cấp huyện đề xuất).
3. Trung tâm Dịch vụ tổng hợp xã/phường B... (như mục 2)
Bảng tổng hợp cơ cấu tổ chức, dự kiến số lượng người làm việc sau sắp xếp
Stt |
Tổ chức |
Dự kiến biên chế/người làm việc theo VTVL |
Cấp trưởng |
HĐ 111 |
Hiện có |
|
Biên chế/người làm việc |
HĐ 111 |
|||||
I |
Đơn vị sự nghiệp công lập |
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm... |
Người làm việc[4] |
|
|
|
|
1.1 |
Tổ/bộ phận.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Trung tâm... |
|
|
|
|
|
1.2 |
Tổ/bộ phận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Bảng tổng hợp dự kiến vị trí việc làm sau sắp xếp
STT |
Tên vị trí việc làm |
Số lượng vị trí việc làm |
Tổng số |
… |
|
I |
Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành |
… |
|
… |
… |
II |
Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp |
… |
|
… |
… |
III |
Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung |
… |
|
… |
… |
IV |
Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ |
… |
|
… |
… |
III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP NHÂN SỰ, GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH (nếu có)
IV. CÔNG TÁC BÀN GIAO, XỬ LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
PHẦN V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN
II. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
III. MẪU ĐỀ ÁN CHUYỂN GIAO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC UBND CẤP HUYỆN VỀ UBND CẤP XÃ QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐA-... |
…., ngày …. tháng …. năm 2025 |
DỰ THẢO |
ĐỀ ÁN
Về việc chuyển giao Trung tâm/Ban.... từ UBND huyện/thành phố.... về UBND xã/phường quản lý
(Kèm theo Tờ
trình số /TTr-... ngày
tháng năm của...)
_______________
I. SỰ CẦN THIẾT
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị quyết...;
- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương;
- Luật...;
- Luật...;
- Nghị định...;
…
II. THỰC TRẠNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ĐƯỢC CHUYỂN GIAO
- Tên đơn vị:
- Quá trình hình thành (Quyết định thành lập đổi tên) đơn vị;
- Là đơn vị sự nghiệp loại gì (có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động hoặc tự chủ toàn bộ...).
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức bộ máy của đơn vị:
+ Ban Giám đốc và cơ cấu tổ chức các phòng:...
- Tổng số người làm việc tại đơn vị: ... người. Trong đó: Biên chế giao... chỉ tiêu (nếu có); ... hợp đồng. Cụ thể bố trí như sau: Cụ thể từng vị trí, từng phòng). Lập danh sách số người đang làm việc tại đơn vị.
- Cơ chế tài chính hoạt động:
- Điều kiện đảm bảo hoạt động; Tài chính, tài sản... (có danh mục tài sản kèm theo).
III. NỘI DUNG CHUYỂN GIAO
1. Hình thức chuyển giao
Chuyển giao nguyên trạng …… về UBND xã, phường …… để quản lý trực tiếp; cụ thể:
- Chuyển giao tổ chức, bộ máy: Nguyên trạng về số lượng biên chế, viên chức, hợp đồng đang làm việc.
- Giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn đầu.
- Chuyển giao nguyên trạng tài chính tài sản, thiết bị....
(Kèm theo các phụ lục chi tiết)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN
2. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
[1] Tùy theo đặc thù địa phương chức năng, nhiệm vụ có thể linh hoạt điều chỉnh.
[1] Cụ thể số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.
[2] Cụ thể số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.
[3] Theo định hướng Công văn số 68-CV/BCĐ ngày 28/5/2025
[4] Cụ thể số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp (nếu có)