Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 1972/KH-UBND năm 2025 điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Kon Tum giai đoạn (2026-2030)

Số hiệu 1972/KH-UBND
Ngày ban hành 02/06/2025
Ngày có hiệu lực 02/06/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Ngọc Sâm
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1972/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 6 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN (2026 - 2030)

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Thông tư số 11/2024/TT-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về đẩy mạnh triển khai công tác điều tra, đánh giá đất đai ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch thực hiện điều tra đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh Kon Tum[1], nội dung cụ thể như sau:

1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích

- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá được chính xác thực trạng về chất lượng, tiềm năng đất đai; Điều tra, đánh giá thoái hóa đất theo từng vùng, làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; Phục vụ công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm chắc nguồn lực tài nguyên đất đai cả về số lượng, chất lượng; Cung cấp dữ liệu về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất cho hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhằm tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất, đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và phát triển bền vững;

- Đánh giá được thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai của các loại đất theo mục đích sử dụng (diện tích, phân bố); xu thế biến đổi chất lượng đất so với kỳ trước; khoanh vùng các khu vực đất cần bảo vệ, cải tạo và phục hồi làm cơ sở cho việc đề xuất, bổ sung hoàn thiện các giải pháp bảo vệ, định hướng khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai;

- Đánh giá được thực trạng, nguyên nhân, xu thế và các quá trình thoái hóa đất đặc thù, xác định diện tích đất thoái hóa tăng hoặc giảm so với kỳ trước; khoanh vùng các khu vực đất bị thoái hóa cần bảo vệ, xử lý, cải tạo và phục hồi làm cơ sở tiếp tục đề xuất ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất, biện pháp cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa, quản lý đất thoái hóa góp phần quản lý sử dụng đất hiệu quả, bền vững;

- Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất quốc gia nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu liên tục, thống nhất, chính xác, kịp thời và có độ tin cậy cao về thực trạng và diễn biến chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai một cách toàn diện, góp phần sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Cung cấp thông tin, số liệu, dữ liệu về thực trạng, xu thế biến đổi chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất các vùng kinh tế - xã hội phục vụ lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; xây dựng và cập nhật dữ liệu về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

b. Yêu cầu: Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh cần phải đảm bảo nội dung, phương pháp, chỉ tiêu, biểu mẫu, trình tự thực hiện, kiểm tra, giao nộp và lưu trữ sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 11/2024/TT-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.

2. Phạm vi thực hiện: Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh; Việc điều tra, đánh giá phân theo các vùng, khu vực cụ thể như sau:

- Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất là đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);

- Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng;

- Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: Các loại đất nông nghiệp; Đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); Đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.

3. Nội dung thực hiện: Công tác điều tra đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Kon Tum giai đoạn 2026-2030 tập trung triển khai 03 nội dung: Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; Điều tra, đánh giá thoái hóa đất và Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất, thực hiện những công việc cụ thể như sau:

3.1. Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai

a) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức chất lượng đất đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo các đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học và điều kiện khác.

b) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức tiềm năng đất đai đối với các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng trên cơ sở phân mức chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.

c) Khoanh vùng các khu vực đất cần bảo vệ, xử lý, cải tạo và phục hồi.

d) Lập bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai; xây dựng và cập nhật dữ liệu chất lượng đất, tiềm năng đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

3.2. Nội dung điều tra, đánh giá thoái hóa đất

a) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích đất bị thoái hóa đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo từng loại hình thoái hóa gồm: đất bị suy giảm độ phì; đất bị xói mòn; đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.

b) Xác định xu hướng, nguyên nhân và dự báo nguy cơ thoái hóa đất.

c) Khoanh vùng các khu vực đất bị thoái hóa cần xử lý, cải tạo và phục hồi.

d) Lập bộ bản đồ thoái hóa đất; xây dựng và cập nhật dữ liệu thoái hóa đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

3.3. Nội dung điều tra, đánh giá ô nhiễm đất:

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...