Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 1769/KH-UBND năm 2025 về phát triển đàn trâu, bò tại vùng người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 1769/KH-UBND
Ngày ban hành 22/05/2025
Ngày có hiệu lực 22/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1769/KH-UBND

Kon Tum, ngày 22 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU, BÒ TẠI VÙNG NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SINH SỐNG

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 ngày 9 năm 2020 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24 năm 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch phát kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 02 tháng 12 năm 2024 của Tỉnh ủy Kon Tum về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2025; Nghị quyết số 89/NQ- HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2025; Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (Đàn trâu 27.00 con, đàn bò 110.000 con) trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng;

Thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTrPH-UBND-UBMTTQ ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum về phối hợp triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025;

Tỉnh Kon Tum có tiềm năng, lợi thế về diện tích đất nông nghiệp lớn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc chăn nuôi trâu, bò. Hiện nay, chăn nuôi trâu, bò tập trung chủ yếu tại các huyện vùng Đông Trường sơn như huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông, huyện Kon Plông (đàn trâu chiếm khoảng 83% toàn tỉnh, đàn bò chiếm khoảng 26% toàn tỉnh)[1]. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi tại các địa phương vùng Đông Trường sơn còn lạc hậu, chăn nuôi còn theo phương thức thả rông, nhiều vùng người dân thả rông 100% trong rừng (không có chuồng trại tại hộ gia đình cũng như tại các bãi chăn thả), chăn nuôi không có kiểm soát dẫn đến cận huyết, thoái hóa giống; bê, nghé sơ sinh không được chăm sóc, tỷ lệ sống thấp, còi cọc nhiều, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi không cao.

Nhằm phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, bò) theo hướng hàng hóa, từng bước chuyển đổi nhận thức của chăn nuôi từ chăn nuôi thả rông, không có chuồng trại sang chăn nuôi có quản lý, chăm sóc và có chuồng trại, biết áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, từ đó nâng cao hiệu quả của chăn nuôi, phát huy lợi thế của các địa phương, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển đàn trâu, bò vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như sau[2]:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích: Khai thác có hiệu quả, hợp lý tiềm năng lợi thế của địa phương, tiềm năng đồng cỏ, tận dụng cỏ dưới tán rừng và nhân rộng mô hình trồng cỏ để phát triển đàn trâu, bò hộ gia đình tạo nguồn thu nhập chính hoặc phụ quan trọng, giúp người dân có nguồn tài chính ổn định để trang trải cuộc sống. Việc phát triển chăn nuôi trâu bò vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một mục tiêu toàn diện, hướng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng, đồng thời bảo tồn, phát triển các giống trâu bò bản địa có giá trị gen quý hiếm.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các cơ quan, đơn vị của huyện; Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện, cụ thể hóa trong việc tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ phát triển chăn nuôi gia súc tại các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh;

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (tại Quyết định 1241/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Nghị định 106/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm” của người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và hạn chế thả rông gia súc, thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống của các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp cơ sở tổ chức thông tin, tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động Nhân dân thay đổi phương thức chăn nuôi từ thả rông, không kiểm soát, không có chuồng trại sang chăn nuôi có chuồng trại, có quản lý;

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho gia súc (trâu, bò, bê, nghé) bằng mọi hình thức, nguồn lực sẵn có tại địa phương;

- Hướng dẫn, vận động, khuyến khích các hộ chăn nuôi về kỹ thuật trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, kỹ thuật chế biến và dự trữ thức ăn, đặc biệt là trong mùa khô, mưa rét kéo dài.

2. Rà soát, bổ sung các vùng phát triển chăn nuôi

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ theo vùng, theo hướng tập trung, hiệu quả cao và bền vững, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trên cơ sở phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên của các vùng, từ đó nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, liên kết vùng để đưa sản phẩm chăn nuôi của tỉnh tiêu thụ tại các tỉnh, thành trong cả nước;

- Xác định vùng chăn nuôi, các bãi chăn thả tại các thôn, làng vùng sâu để phát huy lợi thế phù hợp với từng loại vật nuôi gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt. Tại các xã có quy hoạch các khu vực đất dành cho phát triển chăn nuôi, xác định rõ khả năng phát triển chăn nuôi trâu, bò để cụ thể hóa diện tích, quy mô phát triển chăn nuôi cho phù hợp;

- Tập trung phát triển tại các địa phương có điều kiện, đảm bảo về điều kiện chăn thả, đất trồng cỏ và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt.

3. Các giải pháp về kỹ thuật, khoa học và công nghệ

a) Về công tác cải tạo giống

- Đối với đàn trâu: Tiếp tục khuyến khích phát triển đàn trâu hiện có theo hướng chuyên thịt, chăn nuôi tập trung; bên cạnh đó thực hiện các giải pháp như cơ cấu lại đàn, luân chuyển đàn, thay đàn (đực giống) thông qua việc trao đổi, mua, bán; tổ chức các hội chợ thương mại, hỗ trợ đực giống thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương để tránh trường hợp cận huyết làm giảm năng suất, chất lượng con giống;

- Đối với đàn bò:

+ Tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, đàn bò cái nền chủ yếu là bò vàng, tầm vóc nhỏ không phù hợp để phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chọn giống bò đực lai đã qua chọn lọc (tỷ lệ máu lai phù hợp với tầm vóc của đàn cái nền địa phương) để phối giống trực tiếp, nhằm cải tạo tầm vóc, thể trạng từ đó nâng cao năng suất, chất lượng của bê sinh ra;

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...