Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2025 xây dựng Đề án nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng đạt mức 2 con số giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040 do tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 173/KH-UBND |
Ngày ban hành | 24/02/2025 |
Ngày có hiệu lực | 24/02/2025 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Lê Văn Phước |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/KH-UBND |
An Giang, ngày 24 tháng 02 năm 2025 |
Căn cứ Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Thực hiện Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 và Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025; Đồng thời, nhằm linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết số 64/NQ- HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh An Giang năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng đạt mức 2 con số giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040 (sau đây gọi là Đề án) như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các khuyến nghị, xác định các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh An Giang giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến 2040 phải đạt trên 10%; góp phần cung cấp luận cứ cho việc xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.
2. Mục tiêu cụ thể
Rà soát lại thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2024, đánh giá thực chất chất lượng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, địa phương của Tỉnh; nhận diện các động lực tăng trưởng, chỉ rõ thành công, hạn chế và bất cập; xác định rào cản và các điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế...
Phân tích, đánh giá kinh nghiệm thực tiễn (kinh nghiệm trong nước và quốc tế), đặc biệt là những kinh nghiệm tốt của một số tỉnh điển hình trong nỗ lực đột phá - bứt phá - tăng tốc; chỉ ra các nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân về lựa chọn mô hình tăng trưởng, về cơ chế chính sách giúp địa phương tạo đột biến trong tăng trưởng và duy trì tăng trưởng cao lâu bền.
Phân tích, đánh giá được những bối cảnh mới quốc tế và trong nước (Quốc gia và Vùng) ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến 2040. Đặc biệt làm rõ i) khả năng “xoay chuyển” tầm nhìn, cách tiếp cận phát triển mới của Đảng - Nhà nước Việt Nam trong nhiệm kỳ Đại hội XIV (2026-2030); ii) những thay đổi chiến lược về hạ tầng kết nối, liên kết phát triển trong vùng; iii) tác động tạo động lực từ các yếu tố đó để An Giang “đột phá - bứt phá”.
Nhận diện lại tiềm năng - lợi thế phát triển của An Giang trên quan điểm phát triển hiện đại. Xác định lại tương quan SWOT (Điểm yếu - Điểm mạnh - Thời cơ - Thách thức) của Tỉnh theo nguyên tắc tổ hợp yếu tố.
Xác định các tọa độ ưu tiên để đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số cho giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040 - ưu tiên lĩnh vực, ưu tiên dự án, ưu tiên cơ chế - chính sách,… Đây là mục tiêu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định lựa chọn giải pháp và hành động.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, có giá trị tăng thu hút nguồn lực, tạo động lực tăng trưởng mới, tạo “đột biến - đột phá” tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến 2040 đạt hai con số.
II. NỘI DUNG VÀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG ĐỀ ÁN
1. Nội dung Đề án
Nội dung 1: Tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đột phá - tăng trưởng nhanh bền vững của địa phương cấp tỉnh. Khái quát lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương cấp tỉnh.
Nội dung 2: Phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang. Phân tích và đánh giá thực trạng - thực lực tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang, xác định các điểm nghẽn, nút thắt tăng trưởng của tỉnh, làm rõ các nguyên nhân.
Nội dung 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp cơ chế chính sách nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang
- Phân tích bối cảnh - điều kiện tăng trưởng và phát triển mới.
- Đánh giá, nhận diện lại tiềm năng, lợi thế phát triển của Tỉnh trên quan điểm hiện đại. Phân tích SWOT, định hình khung (mô hình) tăng trưởng của An Giang.
- Xác định hệ mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới cho giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040 để xây dựng kịch bản tăng trưởng tương ứng.
- Tìm kiếm và đề xuất hệ giải pháp nâng cao tốc độ và cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh, trên 10% và cụ thể hóa các chính sách để đạt được mục tiêu tăng trưởng mà tỉnh đặt ra.
2. Dự kiến đơn vị sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề án
Kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề án sẽ được sử dụng để xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo mức tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040.
Căn cứ các đề xuất bước đầu được nêu tại Đề án, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang và các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, triển khai áp dụng, đảm bảo tính hiệu quả của những nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trên cơ sở kết quả nghiên cứu sơ bộ của Đề án và những chỉ đạo của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết sẽ đề xuất những nghiên cứu sâu hơn để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đặt ra.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN: 6 tháng (02/2025 - 06/2025)
STT |
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu |
Kết quả phải đạt |
Thời gian (bắt đầu, kết thúc) |
Cá nhân, tổ chức thực hiện |
1 |
Xây dựng đề cương, dự toán |
Đề cương và dự toán được phê duyệt |
Hoàn thành trong tháng 02/2025 |
Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư |
2 |
Tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đột phá - tăng trưởng nhanh bền vững của địa phương cấp tỉnh |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
02/2025-03/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
3 |
Khảo sát, thu thập thông tin phỏng vấn sâu |
|
02/2025-03/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
4 |
Phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
02/2025-04/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
5 |
Quan điểm, định hướng và giải pháp cơ chế chính sách nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
03/2025-05/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
6 |
Xây dựng báo cáo tổng hợp |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
04/2025-05/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
7 |
Tổ chức lấy ý kiến hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp |
|
05/2025 |
Nhóm nghiên cứu, Sở KHĐT An Giang |
8 |
Tổ chức nghiệm thu đề án |
|
06/2025 |
Nhóm nghiên cứu, Sở KHĐT An Giang |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/KH-UBND |
An Giang, ngày 24 tháng 02 năm 2025 |
Căn cứ Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Thực hiện Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 và Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025; Đồng thời, nhằm linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết số 64/NQ- HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh An Giang năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng đạt mức 2 con số giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040 (sau đây gọi là Đề án) như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các khuyến nghị, xác định các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh An Giang giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến 2040 phải đạt trên 10%; góp phần cung cấp luận cứ cho việc xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.
2. Mục tiêu cụ thể
Rà soát lại thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2024, đánh giá thực chất chất lượng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, địa phương của Tỉnh; nhận diện các động lực tăng trưởng, chỉ rõ thành công, hạn chế và bất cập; xác định rào cản và các điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế...
Phân tích, đánh giá kinh nghiệm thực tiễn (kinh nghiệm trong nước và quốc tế), đặc biệt là những kinh nghiệm tốt của một số tỉnh điển hình trong nỗ lực đột phá - bứt phá - tăng tốc; chỉ ra các nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân về lựa chọn mô hình tăng trưởng, về cơ chế chính sách giúp địa phương tạo đột biến trong tăng trưởng và duy trì tăng trưởng cao lâu bền.
Phân tích, đánh giá được những bối cảnh mới quốc tế và trong nước (Quốc gia và Vùng) ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến 2040. Đặc biệt làm rõ i) khả năng “xoay chuyển” tầm nhìn, cách tiếp cận phát triển mới của Đảng - Nhà nước Việt Nam trong nhiệm kỳ Đại hội XIV (2026-2030); ii) những thay đổi chiến lược về hạ tầng kết nối, liên kết phát triển trong vùng; iii) tác động tạo động lực từ các yếu tố đó để An Giang “đột phá - bứt phá”.
Nhận diện lại tiềm năng - lợi thế phát triển của An Giang trên quan điểm phát triển hiện đại. Xác định lại tương quan SWOT (Điểm yếu - Điểm mạnh - Thời cơ - Thách thức) của Tỉnh theo nguyên tắc tổ hợp yếu tố.
Xác định các tọa độ ưu tiên để đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số cho giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040 - ưu tiên lĩnh vực, ưu tiên dự án, ưu tiên cơ chế - chính sách,… Đây là mục tiêu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định lựa chọn giải pháp và hành động.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, có giá trị tăng thu hút nguồn lực, tạo động lực tăng trưởng mới, tạo “đột biến - đột phá” tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến 2040 đạt hai con số.
II. NỘI DUNG VÀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG ĐỀ ÁN
1. Nội dung Đề án
Nội dung 1: Tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đột phá - tăng trưởng nhanh bền vững của địa phương cấp tỉnh. Khái quát lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương cấp tỉnh.
Nội dung 2: Phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang. Phân tích và đánh giá thực trạng - thực lực tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang, xác định các điểm nghẽn, nút thắt tăng trưởng của tỉnh, làm rõ các nguyên nhân.
Nội dung 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp cơ chế chính sách nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang
- Phân tích bối cảnh - điều kiện tăng trưởng và phát triển mới.
- Đánh giá, nhận diện lại tiềm năng, lợi thế phát triển của Tỉnh trên quan điểm hiện đại. Phân tích SWOT, định hình khung (mô hình) tăng trưởng của An Giang.
- Xác định hệ mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới cho giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040 để xây dựng kịch bản tăng trưởng tương ứng.
- Tìm kiếm và đề xuất hệ giải pháp nâng cao tốc độ và cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh, trên 10% và cụ thể hóa các chính sách để đạt được mục tiêu tăng trưởng mà tỉnh đặt ra.
2. Dự kiến đơn vị sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề án
Kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề án sẽ được sử dụng để xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo mức tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2040.
Căn cứ các đề xuất bước đầu được nêu tại Đề án, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang và các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, triển khai áp dụng, đảm bảo tính hiệu quả của những nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trên cơ sở kết quả nghiên cứu sơ bộ của Đề án và những chỉ đạo của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, trong trường hợp cần thiết sẽ đề xuất những nghiên cứu sâu hơn để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đặt ra.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN: 6 tháng (02/2025 - 06/2025)
STT |
Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện; các mốc đánh giá chủ yếu |
Kết quả phải đạt |
Thời gian (bắt đầu, kết thúc) |
Cá nhân, tổ chức thực hiện |
1 |
Xây dựng đề cương, dự toán |
Đề cương và dự toán được phê duyệt |
Hoàn thành trong tháng 02/2025 |
Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư |
2 |
Tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đột phá - tăng trưởng nhanh bền vững của địa phương cấp tỉnh |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
02/2025-03/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
3 |
Khảo sát, thu thập thông tin phỏng vấn sâu |
|
02/2025-03/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
4 |
Phân tích và đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
02/2025-04/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
5 |
Quan điểm, định hướng và giải pháp cơ chế chính sách nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
03/2025-05/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
6 |
Xây dựng báo cáo tổng hợp |
Báo cáo đầy đủ nội dung, có chất lượng theo yêu cầu |
04/2025-05/2025 |
Nhóm chuyên gia tư vấn |
7 |
Tổ chức lấy ý kiến hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp |
|
05/2025 |
Nhóm nghiên cứu, Sở KHĐT An Giang |
8 |
Tổ chức nghiệm thu đề án |
|
06/2025 |
Nhóm nghiên cứu, Sở KHĐT An Giang |
IV. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN: Theo pháp luật về đấu thầu
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện là 304.500.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm lẻ bốn triệu năm trăm ngàn đồng)
Nguồn kinh phí: Sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan chủ trì thực hiện)
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất và thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn để xây dựng Đề án có hiệu quả và đạt yêu cầu đề ra. Dự toán kinh phí xây dựng Đề án.
Chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn trong quá trình xây dựng Đề án, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức công bố kết quả xây dựng Đề án sau khi hoàn chỉnh và được cấp thẩm quyền chấp thuận.
Chủ trì, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, cung cấp dữ liệu, số liệu theo đề nghị của đơn vị tư vấn phục vụ cho công tác xây dựng Đề án.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan có ý kiến về dự toán kinh phí, tham mưu cấp thẩm quyền nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch này trên cơ sở lồng ghép với các nhiệm vụ thường xuyên theo quy định về phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Cung cấp thông tin, số liệu kinh tế - xã hội thuộc ngành, địa phương mình, các đồ án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực phục vụ cho việc nghiên cứu, tổng hợp, phân tích đánh giá phục vụ cho xây dựng Đề án.
Đóng góp ý kiến phản biện khoa học để hoàn thiện Đề án; phối hợp thông tin phục vụ công tác xây dựng Đề án.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động và nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |