Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2025 tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 128/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2025
Ngày có hiệu lực 09/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/KH-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN, CÁC NGÀNH, CÁC CẤP VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và chỉ đạo về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 của Văn phòng Chính phủ. Để triển khai đồng bộ và hiệu quả Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (sau đây gọi là dự thảo Nghị quyết) với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của Nhân dân trên địa bàn Thành phố trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp trên địa bàn Thành phố về dự thảo Nghị quyết phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Việc tổ chức lấy ý kiến phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm.

- Việc tổ chức lấy ý kiến phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

- Việc lấy ý kiến cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.

- Ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao; kiên quyết đấu tranh với các luận điệu chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, TÀI LIỆU, THỜI GIAN LẤY Ý KIẾN

1. Đối tượng lấy ý kiến

- Nhân dân hiện đang cư trú trên địa bàn Thành phố.

- Các Ban, Sở, Ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên.

- Các chuyên gia, nhà khoa học.

2. Nội dung lấy ý kiến

Lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.

3. Hình thức tổ chức lấy ý kiến

Các Ban, Sở, Ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị mình, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học. Đồng thời mở chuyên mục lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

Các cá nhân ngoài việc góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ có thể góp ý trên các Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân nêu tại mục III của Kế hoạch này.

4. Tài liệu lấy ý kiến

Tài liệu phục vụ lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp bao gồm[1]:

- Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

- Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...