Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Công văn 2441/BTP-PLHSHC năm 2025 hướng dẫn tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2441/BTP-PLHSHC
Ngày ban hành 06/05/2025
Ngày có hiệu lực 06/05/2025
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Hải Ninh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2441/BTP-PLHSHC
V/v hướng dẫn tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2025

 

Kính gửi:

- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các Ban Đảng ở Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long giao tại Công văn số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 như sau:

1. Tổ chức lấy ý kiến và thời hạn gửi báo cáo

- Từ ngày 06/5/2025 đến ngày 29/5/2025: Các cơ quan được nêu điểm III.2 đến điểm III.6 Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP ngày 05/5/2025 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013[1] (sau đây gọi tắt là các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương) tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, bám sát các yêu cầu về đối tượng, hình thức lấy ý kiến, phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện tại Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP.

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, trong đó tập trung góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110, khoản 2 Điều 111, khoản 2 Điều 112, khoản 1 Điều 114, khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 2013, bám sát chủ trương và định hướng về phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII[2].

- Chậm nhất là ngày 30/5/2025: Các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, Bộ, ngành, địa phương, Bộ Công an gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNeID, Văn phòng Quốc hội gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Văn phòng Chính phủ gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ đến Chính phủ (qua Bộ Tư pháp) để tổng hợp chung.

- Cách thức gửi báo cáo về Bộ Tư pháp: Gửi qua trục liên thông văn bản (hoặc qua đường công văn trong trường hợp không kết nối hoặc không thể gửi qua trục liên thông văn bản), đồng thời gửi file báo cáo (định dạng file word) và phụ lục kèm theo (định dạng file excel) về hòm thư điện tử theo địa chỉ plhshc@moj.gov.vn.

2. Các nguồn tổng hợp ý kiến, cách đếm và ghi ý kiến

2.1. Nguồn tổng hợp ý kiến bao gồm:

(i) Các ý kiến được thể hiện dưới hình thức văn bản (như thư, phiếu, báo cáo, văn bản góp ý và các dạng văn bản khác);

(ii) Các ý kiến góp ý trên ứng dụng VNeID;

(iii) Các ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương tổng hợp ý kiến từ nguồn (i) nêu trên để xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, Bộ, ngành, địa phương mình. Bộ Công an tổng hợp ý kiến từ nguồn (ii) nêu trên để xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNeID. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến từ nguồn (iii) nêu trên để xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội/Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

2.2. Lưu ý khi đếm các ý kiến:

- Chỉ đếm các ý kiến từ các nguồn nêu tại mục 2.1 nêu trên.

- Không đếm các ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm (biên bản hội nghị, hội thảo, tọa đàm là tài liệu tham khảo để cơ quan, Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu và đưa ra quan điểm, ý kiến góp ý của cơ quan, địa phương mình).

- Không đếm ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị[3].

Ví dụ: Báo cáo góp ý của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính được tính là 01 ý kiến của tổ chức (trong báo cáo của đơn vị nêu rõ quan điểm, ý kiến góp ý của Vụ; không đếm các ý kiến cụ thể của các công chức thuộc Vụ).

- Trên cơ sở các ý kiến góp ý nhận được, các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương thống kê cụ thể: tổng số lượng ý kiến nhận được, đồng thời phân loại số lượng ý kiến của cơ quan, tổ chức và số lượng ý kiến của cá nhân (theo các mẫu kèm theo Công văn này).

2.3. Cách đếm ý kiến như sau:

- Thư hoặc văn bản góp ý của cá nhân, tổ chức được gửi trực tiếp đến cơ quan, Bộ, ngành, địa phương:

Văn bản góp ý của tổ chức: mỗi văn bản được tính là 01 ý kiến. Thư hoặc văn bản góp ý của cá nhân: mỗi thư, văn bản được tính là 01 ý kiến. Trường hợp thư hoặc văn bản có nhiều người cùng đứng tên và ký tên thì đếm tổng số người góp ý đó (ví dụ có 03 người đúng tên và ký tên thì được tính là 03 ý kiến).

- Phiếu lấy ý kiến (nếu tổ chức phát phiếu): Mỗi phiếu được tính là 01 ý kiến.

- Báo cáo hoặc văn bản góp ý của tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan, Bộ, ngành, địa phương: Mỗi báo cáo, văn bản được tính là 01 ý kiến.

- Ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Mỗi cá nhân/tổ chức góp ý được tính là 01 ý kiến.

- Ý kiến góp ý trên ứng dụng VNeID: Mỗi cá nhân góp ý được tính là 01 ý kiến.

2.4. Cách ghi số lượng ý kiến

Đối với từng nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương nêu rõ: tổng số ý kiến (trong đó, liệt kê số lượng ý kiến của cơ quan, tổ chức; số lượng ý kiến của cá nhân); số lượng ý kiến tán thành; số lượng ý kiến không tán thành và lý do (nêu ngắn gọn các lý do).

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...