Kế hoạch 122/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 122/KH-UBND |
Ngày ban hành | 17/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 17/06/2025 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Đầu Thanh Tùng |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc Điều chỉnh một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông báo số 274/TB-UBDT ngày 24/02/2025 của Ủy ban Dân tộc về việc giao một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Căn cứ Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ các Nghị quyết của HĐND tỉnh: Số 598/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 về Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 (đợt 1) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; số 624/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 về Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 (đợt 2) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Chương trình), với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Làm căn cứ để các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp chi tiết, cụ thể để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời làm căn cứ để kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả, không bỏ sót, không chồng chéo công việc giữa các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, UBND các xã và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình; tập trung tháo gỡ và xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, các địa phương trong triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình;
- Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương (trong đó, có các xã được thành lập mới hoạt động từ ngày 01/7/2025) phải chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình tại địa phương, đơn vị;
- Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên đánh giá kết quả tổ chức thực hiện để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
1. Mục tiêu chung
Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn so với bình quân chung của cả tỉnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước. Hoàn thành 100% các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%; phấn đấu 50% số xã, thôn thoát khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi đạt 66,2 triệu đồng/người/năm (gấp 2 lần so với năm 2020);
- Nhóm mục tiêu về cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh;
- Nhóm mục tiêu về lĩnh vực giáo dục: Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,2%; học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 99,3%; học trung học cơ sở đạt 99,3%; trung học phổ thông đạt 98,9% trở lên; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 100%;
- Nhóm mục tiêu về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người dân: Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ (ít nhất 4 lần trong thai kỳ) đạt 99%; Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế đạt 99%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đạt dưới 13%;
- Nhóm mục tiêu về bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc: Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 100%; Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (CLB) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng đạt 62%;
- Số thôn, bản thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 159 thôn, bản.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc Điều chỉnh một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông báo số 274/TB-UBDT ngày 24/02/2025 của Ủy ban Dân tộc về việc giao một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Căn cứ Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ các Nghị quyết của HĐND tỉnh: Số 598/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 về Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 (đợt 1) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; số 624/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 về Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 (đợt 2) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Chương trình), với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
- Làm căn cứ để các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp chi tiết, cụ thể để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời làm căn cứ để kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả, không bỏ sót, không chồng chéo công việc giữa các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, UBND các xã và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình; tập trung tháo gỡ và xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, các địa phương trong triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình;
- Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương (trong đó, có các xã được thành lập mới hoạt động từ ngày 01/7/2025) phải chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình tại địa phương, đơn vị;
- Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên đánh giá kết quả tổ chức thực hiện để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
1. Mục tiêu chung
Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn so với bình quân chung của cả tỉnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước. Hoàn thành 100% các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%; phấn đấu 50% số xã, thôn thoát khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi đạt 66,2 triệu đồng/người/năm (gấp 2 lần so với năm 2020);
- Nhóm mục tiêu về cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh;
- Nhóm mục tiêu về lĩnh vực giáo dục: Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,2%; học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 99,3%; học trung học cơ sở đạt 99,3%; trung học phổ thông đạt 98,9% trở lên; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 100%;
- Nhóm mục tiêu về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người dân: Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%; Tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ (ít nhất 4 lần trong thai kỳ) đạt 99%; Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế đạt 99%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đạt dưới 13%;
- Nhóm mục tiêu về bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc: Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 100%; Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (CLB) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng đạt 62%;
- Số thôn, bản thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 159 thôn, bản.
III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Vốn đầu tư ngân sách Trung ương: 261.518 triệu đồng và đã được phân bổ tại Nghị quyết số 598/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 và Nghị quyết số 624/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của HĐND tỉnh;
- Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương: 421.316 triệu đồng được HĐND tỉnh phân bổ chi tiết đến từng dự án, tiểu dự án thành phần theo quy định.
1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
a. Nội dung và kinh phí thực hiện: Theo quy định tại Điểm c Mục 1 Phần III Chương trình (ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), cụ thể:
(i) Đối với vốn đầu tư:
- Hỗ trợ nhà ở: 18.230 triệu đồng;
- Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: 4.629 triệu đồng.
(Theo danh mục và mức vốn tại Phụ biểu 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 598/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 và Phụ biểu 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 624/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
(ii) Đối với vốn sự nghiệp:
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Dự kiến 3.091 triệu đồng;
- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Dự kiến 1.909 triệu đồng.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và UBND các xã (trong đó, có các xã được thành lập mới hoạt động từ ngày 01/7/2025) có dự án triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
- UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình: Tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của dự án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Dân tộc và Tôn giáo; phê duyệt danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa: Căn cứ vào danh sách đối tượng được thụ hưởng do UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các huyện, thị xã và các xã phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn hồ sơ vay vốn, quy trình và thủ tục cho vay theo quy định; kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của đối tượng vay vốn, đảm bảo vay vốn đúng mục đích, hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay và đúng quy định hiện hành;
- Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn địa phương để ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay theo Dự án 1 theo quy định.
2.1. Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến khoảng 68.778 triệu đồng;
- Nội dung:
+ Hỗ trợ Khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng;
+ Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên của Hộ gia đình, cộng đồng.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình, các Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình, các Ban quản lý rừng phòng hộ: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Môi trường; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
2.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến khoảng 14.100 triệu đồng;
- Nội dung thực hiện:
(i) Nội dung 01 “Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị”: Chi tiết theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và Khoản 11, 12, 13, 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ. Ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế cao; trong đó tập trung vào danh mục các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế trên địa bàn tỉnh đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4079/QĐ-UBND ngày 24/11/2022;
(ii) Nội dung 03 “Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”: Chi tiết quy định tại Điểm b Mục 3 Phần III Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Sở Dân tộc và Tôn giáo; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh căn cứ vào các Dự án được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo các phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, thị xã phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn hồ sơ vay vốn, quy trình, thủ tục cho vay theo quy định; kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của đối tượng vay vốn, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và khả năng thu hồi vốn;
- Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn địa phương để ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay theo Tiểu dự án 2 của Dự án 3 theo quy định.
3.1. Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
(i) Đối với vốn đầu tư:
- Kinh phí thực hiện: 156.212 triệu đồng.
- Nội dung 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên đối với các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn, cụ thể:
+ Đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản; nhà sinh hoạt cộng đồng; trường, lớp học đạt chuẩn; các công trình thủy lợi nhỏ; các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán để phục vụ nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật;
+ Đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các trạm y tế xã;
+ Đầu tư cứng hóa đường giao thông liên xã chưa được kiên cố hóa.
- Nội dung 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(Theo danh mục và mức vốn tại Phụ biểu 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 598/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 và Phụ biểu 03 ban hành kèm theo Nghị quyết số 624/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh).
(ii) Đối với vốn sự nghiệp:
- Kinh phí thực hiện: Dự kiến khoảng 222.765 triệu đồng;
- Nội dung thực hiện:
+ Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước;
+ Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn chung về tổ chức thực hiện Tiểu dự án và hướng dẫn thực hiện Nội dung số 01 của dự án theo đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nội dung 02 theo đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình:
+ Đối với nguồn vốn đầu tư: Chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các dự án đến từng tháng, làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của các dự án; khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục lựa chọn nhà thầu để thực hiện các dự án khởi công mới. Phân công các phòng, ban, chuyên môn có liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của từng dự án;
+ Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật, theo hướng dẫn của Sở Dân tộc và Tôn giáo và các sở, ngành có liên quan;
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Công thương (nội dung 02) theo quy định.
4. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
4.1. Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn đầu tư): Khoảng 48.326 triệu đồng.
- Nội dung đầu tư: Đầu tư bổ sung, nâng cấp, cải tạo Trường phổ thông dân tộc nội trú, Trường phổ thông dân tộc bán trú, Trường phổ thông có học sinh ở bán trú theo danh mục và mức vốn đầu tư tại Phụ biểu 03 ban hành kèm theo Nghị quyết số 598/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 và Phụ biểu 04 ban hành kèm theo Nghị quyết số 624/NQ-HĐND ngày 26/02/2025 của HĐND tỉnh.
b. Phân công thực hiện:
Đối với nguồn vốn đầu tư: UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, các đơn vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục lựa chọn nhà thầu để khởi công các dự án khởi công mới; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
4.2. Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến khoảng 4.365 triệu đồng;
- Nội dung: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc: Chi tiết theo quy định tại Điểm b Mục 4 Phần II Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện: Giao Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Dân tộc và Tôn giáo căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Tiểu dự án đảm bảo đúng quy định của pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
4.3. Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến 10.637 triệu đồng.
- Nội dung: Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa): Xây dựng, biên soạn, chỉnh sửa chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy các chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị có liên quan; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
4.4. Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến 10.000 triệu đồng;
- Nội dung: Theo quy định tại Điểm d Mục 4 Phần II Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện: Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
(i) Đối với vốn đầu tư:
- Kinh phí thực hiện: 29.297 triệu đồng.
- Nội dung thực hiện:
+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hoá truyền thống tiêu biểu;
+ Tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số;
+ Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản tại các địa phương.
(Theo danh mục và mức vốn tại Phụ biểu 04 ban hành kèm theo Nghị quyết số 598/NQ-HĐND ngày 14/12/2024 và Phụ biểu 05 ban hành kèm theo Nghị quyết số 624/NQ-HĐND ngày 26/02/2025).
(ii) Đối với vốn sự nghiệp:
- Kinh phí thực hiện: Dự kiến 17.520 triệu đồng;
- Nội dung thực hiện:
+ Nhiệm vụ 3: Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;
+ Nhiệm vụ 4: Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số;
+ Nhiệm vụ 5: Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể;
+ Nhiệm vụ 6: Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một;
+ Nhiệm vụ 7: Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số;
+ Nhiệm vụ 8: Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Nhiệm vụ 9: Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Nhiệm vụ 16: Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Nhiệm vụ 18.2: Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
b. Phân công thực hiện:
- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình triển khai thực hiện; tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình:
+ Đối với nguồn vốn đầu tư: Chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương xây dựng Kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các dự án đến từng tháng, làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của các dự án; phân công các phòng, ban, chuyên môn có liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của từng dự án;
+ Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch theo quy định.
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): dự kiến 7.000 triệu đồng;
- Nội dung: Tập trung hỗ trợ cho đối tượng được thụ hưởng trực tiếp đối với các hoạt động như:
+ Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản;
+ Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm;
+ Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh; đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh; ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới; phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số: Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số; chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em; tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em;
- Những hoạt động khác căn cứ nhu cầu cấp thiết và kinh phí để triển khai.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình và các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Sở Y tế; đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế theo quy định.
- UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình:
+ Đối với nguồn vốn đầu tư: Chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các dự án đến từng tháng, làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của các dự án; phân công các phòng, ban, chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn của từng dự án;
+ Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Sở Y tế;
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Y tế theo quy định.
7. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến 19.451 triệu đồng;
- Nội dung thực hiện: Chi tiết theo quy định tại Mục 7 Phần II Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện:
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và UBND các xã tổ chức thực hiện; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
8. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
8.1. Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến 5.000 triệu đồng;
- Nội dung: Chi tiết theo quy định tại Điểm b Mục 8 Phần II Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
- Sở Y tế; UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Sở Dân tộc và Tôn giáo; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
9.1. Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
(i) Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến 24.460 triệu đồng;
(ii) Nội dung thực hiện: Chi tiết theo quy định tại Điểm a mục 9 Phần II Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện:
- Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn về tổ chức thực hiện nội dung 01, 02; Sở Dân tộc và Tôn giáo, Công an tỉnh trên cơ sở nguồn vốn được giao xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
- Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và UBND các xã tổ chức thực hiện nội dung 03; xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nội dung cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định;
- UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các sở, ngành, đơn vị có liên quan; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
9.2. Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
(i) Kinh phí thực hiện:
- Vốn đầu tư: 4.824 triệu đồng;
- Vốn sự nghiệp: Dự kiến 4.690 triệu đồng;
(ii) Nội dung thực hiện: Theo quy định tại Điểm b Mục 9 Phần II Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện:
Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
9.3. Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.
a. Nội dung và kinh phí thực hiện:
(i) Kinh phí thực hiện (vốn sự nghiệp): Dự kiến 7.550 triệu đồng;
(ii) Nội dung thực hiện: Theo quy định tại Điểm c Mục 9 Phần II Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phân công thực hiện: Các sở, ngành là thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, UBND các huyện, thị xã và UBND các xã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Dân tộc và Tôn giáo theo quy định.
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình của cấp ủy, chính quyền các cấp, của các sở, ngành, đơn vị có liên quan; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của Chương trình.
2. Giao Sở Tài chính tham mưu bố trí vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn thực hiện Chương trình (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa, vốn đóng góp của người dân…), trong đó ưu tiên lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo quy định.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách dân tộc và các nội dung của Chương trình. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đảm bảo về năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, am hiểu tâm lý tập quán của đồng bào, chú trọng đội ngũ tuyên truyền là cán bộ cơ sở; đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách dân tộc. Giao Sở Tài chính tham mưu bố trí vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình theo quy định.
4. Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện chính sách dân tộc và thực hiện Chương trình, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở để đảm bảo triển khai đồng bộ, có hiệu quả Chương trình.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình bảo đảm thường xuyên, liên tục. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được giao; đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc tại cơ sở, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm.
6. Tập trung thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của Chương trình theo chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 17/01/2025 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 và theo quy định hiện hành.
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và UBND các xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương, đơn vị; báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn năm 2025 (bao gồm cả vốn năm 2022, năm 2023 và năm 2024 được kéo dài sang năm 2025) của các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình do ngành, địa phương, đơn vị mình quản lý, cụ thể như sau:
a) Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân các Dự án, Tiểu dự án do ngành, địa phương mình quản lý, gửi về các cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án và Sở Dân tộc và Tôn giáo vào ngày 13 hằng tháng.
b) Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; Kế hoạch số 225/KH- UBND ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh về tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình địa bàn tỉnh.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
3. Giao Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, kịp thời hướng dẫn UBND các xã (trong đó, có các xã sau sáp nhập, được thành lập mới, hoạt động từ ngày 01/7/2025) tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và các nội dung của Kế hoạch này đảm bảo kịp thời, hiệu quả và đúng quy định.
4. Trong quá trình triển khai Kế hoạch, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Dân tộc và Tôn giáo để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
5. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và UBND các xã thuộc Chương trình nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |