Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 02/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 02/KH-UBND
Ngày ban hành 03/01/2025
Ngày có hiệu lực 03/01/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-UBND

Bình Định, ngày 03 tháng 01 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phần I

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2024

I. Tình hình dịch bệnh động vật

1. Tình hình dịch bệnh động vật trên cạn

Theo báo cáo của Cục Thú y trong năm 2024, tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vẫn còn diễn biến phức tạp, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Viêm da nổi cục (VDNC), Lở mồm long móng (LMLM) gia súc, bệnh Dại, Cúm gia cầm đã xảy ra tại 48-18-20-35-9 tỉnh, thành trong cả nước; đặc biệt đã có 02 người tử vong do nhiễm vi rút CGC A/H5N1, Cúm lợn H1N1 và 03 người nhiễm vi rút CGC A/H9N2, A/H5, A/H5N1. Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp; nguy cơ các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục xảy ra là rất cao.

Tại Bình Định, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chủ động trong công tác tham mưu và phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật của Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương, tổ chức tốt các đợt tiêm phòng vaccine phòng bệnh gia súc, gia cầm và tăng cường giám sát, cảnh báo dịch bệnh; nhờ đó, tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát. Các loại dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, LMLM gia súc, VDNC trâu, bò, DTLCP cơ bản duy trì khống chế, không xảy ra dịch bệnh trong năm 2024; góp phần đưa tăng trưởng chăn nuôi ước tăng 4,05% so với cùng kỳ.

2. Tình hình dịch bệnh thủy sản

- Trong năm 2024, diện tích dịch bệnh thủy sản gồm: 2,11 ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) tại Hoài Nhơn, Phù Cát; 30 lồng nuôi cá lăng nha bị bệnh do vi khuẩn Aeromonas spp tại hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh và xảy ra trên cá chép tại đầm Trà Ổ nhiễm bệnh Koi Herpesvirus.

- Nguyên nhân là do: thời tiết thay đổi, trở lạnh vào những tháng đầu năm, làm suy giảm sức đề kháng kết hợp mầm bệnh còn tồn tại từ môi trường nuôi, làm phát sinh dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh thủy sản duy trì khống chế.

II. Một số khó khăn, tồn tại

- Tình hình dịch bệnh động vật luôn diễn biến phức tạp, xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tại Bình Định, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tuy duy trì khống chế, nhưng mầm bệnh của một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn còn tồn tại trong môi trường, đây là nguy cơ tiềm ẩn dễ phát sinh dịch bệnh.

- Công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh chưa được phát huy, chưa được chính quyền một số địa phương quan tâm, chỉ đạo đúng mức. Công tác tiêm phòng vaccine Cúm gia cầm còn gặp khó khăn trên đối tượng gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ. Công tác quản lý đàn chó, mèo và tiêm phòng vaccine Dại ở một số địa phương chưa được quan tâm, chỉ đạo tổ chức triển khai. Kết quả tiêm phòng vaccine VDNC trâu, bò đạt tỷ lệ chưa cao.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung chưa được chính quyền một số địa phương chỉ đạo kiên quyết; công tác kiểm soát hoạt động giết mổ động vật nhỏ lẻ tại các địa phương chưa xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung chưa thực sự quan tâm, tổ chức thực hiện.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2025

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Thú y năm 2015;

- Luật Chăn nuôi năm 2018;

- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: (1) Quyết định số 172/QĐ- TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019- 2025”; (2) Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025”; (3) Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025”; (4) Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt “Kế hoạch Phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030”; (5) Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022 - 2030”; (6) Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030”;

- Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND tỉnh ngày 12/12/2024 của HĐND tỉnh quy định cơ chế hỗ trợ vaccine tiêm phòng; phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản; Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT; Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 27/5/2013 về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; phương châm lấy phòng bệnh là chính, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, bao vây khống chế, xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; đảm bảo sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất để chủ động xử lý khi xảy ra dịch bệnh; tạo điều kiện để người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển sản xuất, tạo vùng nguyên liệu cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, chế biến, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển chăn nuôi, quản lý giết mổ theo quy hoạch, đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và từng bước giảm chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ; đồng thời nâng cao chất lượng con giống, duy trì, bảo tồn và phát triển các giống bản địa trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...