Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2020 tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 21/CT-UBND
Ngày ban hành 31/12/2020
Ngày có hiệu lực 31/12/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/CT-UBND

Bình Định, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong năm 2020, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng (LMLM), Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) mặc dù ở mức độ nhỏ lẻ, khống chế được không để lây lan ra diện rộng. Các loại dịch bệnh khác như cúm gia cầm, heo tai xanh (PRRS) không xảy ra. Hiện nay, điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, làm suy giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán diện rộng và gây ra dịch bệnh; bệnh dại trên đàn chó mèo vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, các loại mầm bệnh gây bệnh mới đã xâm nhập và lưu hành ở các tỉnh (bệnh viêm da nổi cục) có nguy cơ xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Mặt khác, hoạt động vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm trong thời gian giáp Tết Nguyên đán ngày càng gia tăng là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh là rất cao, nhất là bệnh DTLCP và các loại dịch bệnh mới.

Nhằm tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại các Chỉ thị: Số 5277/CT-BNN-TY ngày 07/8/2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật; số 8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò; số 8711/CT-BNN-TY ngày 11/12/2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân; đặc biệt không để xảy ra tình trạng dịch chồng dịch trong bối cảnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona (Covid-19) trên người đang diễn ra hết sức phức tạp. Đồng thời, đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật cho người tiêu dùng; tập trung trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố:

a) Khẩn trương Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp xã. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đứng chân địa bàn để kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật.

b) Chủ động xây dựng Kế hoạch và bố trí đủ nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2021. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng vaccine năm 2021. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả tiêm phòng và công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật thuộc địa bàn. Chủ động, sẵn sàng tổ chức chống dịch và tiêu hủy gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh khi xảy ra dịch tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT; triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 2599/SNN-CNTY ngày da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bình Định.

c) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên Đài Truyền thanh cấp huyện, xã về hướng dẫn người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm động vật có sự kiểm soát của cơ quan thú y; chủ động thực hiện phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh và tích cực hợp tác với cơ quan thú y trong việc phát hiện, khai báo dịch bệnh. Tuyệt đối không được giấu dịch, tự điều trị, làm lây lan dịch bệnh.

d) Thành lập Đoàn công tác liên ngành, kiểm tra hoạt động vận chuyển, mua bán, giết mổ, xuất nhập gia súc thuộc địa bàn, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

đ) Tổ chức quản lý tốt công tác kiểm soát giết mổ động vật thuộc địa bàn. Tập trung các giải pháp, xúc tiến xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 12/9/2018 và Quyết định số 51/2020/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 về việc ban hành Quy định về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 - 2025.

e) Chủ động triển khai các giải pháp tái đàn, phát triển chăn nuôi thuộc địa bàn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20/02/2020 về việc tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn, xây dựng cơ sở chăn nuôi toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, chăn nuôi an toàn sinh học và hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn nuôi để tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, giúp ổn định sản phẩm đầu ra.

g) Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dịch dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

h) Hàng tháng phát động đợt ra quân vệ sinh và tiêu độc sát trùng môi trường phòng, chống dịch bệnh do virus corona và dịch bệnh động vật thuộc địa bàn. Vận động người chăn nuôi tích cực duy trì công tác này.

i) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: Giao trách nhiệm cho thú y cơ sở và Trưởng thôn theo dõi, giám sát dịch bệnh và quản lý chăn nuôi, giám sát dịch bệnh vật nuôi. Phát hiện và báo cáo nhanh dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Hướng dẫn người chăn nuôi khắc phục điều kiện chuồng nuôi, đảm bảo đủ ấm và dự trữ nguồn thức ăn cho trâu bò, đề phòng mưa lạnh kéo dài. Đối với các xã có trâu bò thả núi, cần có biện pháp kiên quyết để đưa trâu bò về nuôi giữ, chăm sóc tại nhà; không để xảy ra tình trạng trâu bò chết do đói rét. Tổng hợp số liệu đàn bò, heo, gia cầm, chó, mèo nuôi định k hàng quý và tổ chức quản lý. Phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp triển khai tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo nuôi thuộc địa bàn theo quy định.

Đồng thời tiến hành quản lý đàn chó, mèo; nghiêm cấm việc thả rông chó mèo và tổ chức xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của Nhà nước.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT

a) Chủ động phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định, các hội, đoàn thể tăng cường thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm, gia súc, dịch tả heo Châu Phi, Dại chó mèo . Vận động người chăn nuôi phát hiện và báo cáo kịp thời cho thú y, chính quyền cơ sở về dịch bệnh; tự giác thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng vaccine cho heo thịt và vaccine Dịch tả cho đàn heo; vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Đồng thời, thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng biết bệnh Dịch tả heo Châu Phi chỉ xảy ra ở heo, không lây sang người và động vật khác để yên tâm sử dụng sản phẩm thịt heo khi đảm bảo xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.

b) Tham mưu UBND tỉnh bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh (thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ngành); phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ và phụ trách địa bàn, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác tổ chức tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương.

c) Tổ chức triển khai Kế hoạch tiêm phòng vaccine phòng bệnh động vật năm 2021; đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vaccine cho các địa phương phục vụ công tác tiêm phòng. Tiếp tục duy trì hoạt động các Tổ cơ động chống dịch của ngành, đảm bảo sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch xảy ra.

d) Phát động các đợt ra quân vệ sinh tiêu độc sát trùng môi trường phòng, chống dịch bệnh do virus corona và dịch bệnh động vật để các địa phương chủ động tổ chức thực hiện. Đồng thời, rà soát nhu cầu hóa chất sát trùng, đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí mua, đảm bảo đủ để cung ứng kịp thời cho các địa phương, phục vụ công tác tiêu độc khử trùng cộng đồng nhằm ngăn ngừa xâm nhập, phát tán mầm bệnh. Kiểm tra, giám sát hoạt động này tại các địa phương.

đ) Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc (LMLM), Dịch tả heo Châu Phi và kế hoạch tái đàn, phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2025 theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

e) Tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, giám sát dịch bệnh, tiêm phòng và giám sát bảo hộ vaccine sau tiêm phòng. Đôn đốc các địa phương xây dựng cơ sở chăn nuôi toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; phát triển tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học và hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

g) Thành lập Đoàn Thanh tra tổ chức kiểm tra công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh, tái đàn và hoạt động mua bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật tại các địa phương.

h) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

- Phân công lãnh đạo, kỹ thuật đứng chân địa bàn để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý dịch bệnh, tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

- Kịp thời bổ sung quy trình xử lý gia súc bệnh dịch, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm theo QCVN 01-83: 2011/BNNPTNT.

- Phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông, tăng cường kiểm tra hoạt động phúc kiểm tại Trạm Kiểm dịch động vật tạm thời đầu mối giao thông. Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và thực hiện phun thuốc tiêu độc sát trùng. Trường hợp phát hiện gia súc, gia cầm bệnh, nghi mắc bệnh, chết tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và xử lý theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật vận chuyển tại gốc, trước khi cấp kiểm dịch xuất tỉnh. Kiểm tra hoạt động mua bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật tại các cơ sở giết mổ, các chợ trên địa bàn tỉnh.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...