Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2025 tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Huế
Số hiệu | 09/CT-UBND |
Ngày ban hành | 20/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2025 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thành phố Huế |
Người ký | Hoàng Hải Minh |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Huế, ngày 20 tháng 6 năm 2025 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN GIAO THÔNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Công điện số 15/CĐ-BXD ngày 11/5/2025 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông (ATGT), an toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh môi trường (VSMT) trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị thi công và nhân dân khu vực dự án, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND thành phố Huế yêu cầu các Sở, ban, ngành, các phường, xã, các chủ đầu tư thực hiện những nội dung như sau:
I. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, ATGT, ATLĐ VÀ VSMT TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG:
1. Công tác bảo đảm chất lượng
- Về công tác khảo sát, thiết kế: (1) Nâng cao chất lượng trong việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, đảm bảo đầy đủ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, mỏ vật liệu, bãi đổ thải theo đúng quy định, nhất là các khu vực nền đất yếu, khu vực có điều kiện địa chất phức tạp; giám sát chặt chẽ thực hiện khảo sát, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát, kiểm soát chất lượng hồ sơ, nghiệm thu trước khi trình thẩm định theo đúng quy định. (2) Có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình. Đặc biệt, khi khảo sát điều tra các mỏ vật liệu, bãi đổ thải phải khảo sát kỹ lưỡng về vị trí, trữ lượng, chất lượng, khả năng cung ứng, đường vận chuyển, thủ tục khai thác, trữ lượng của các bãi đổ thải, đáp ứng yêu cầu của dự án.
- Nghiêm cấm các hành vi: thông đồng, móc ngoặc để hợp thức hóa hồ sơ thủ tục, làm sai lệch hồ sơ, kết quả công việc, tăng khống khối lượng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chèn ép, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các đơn vị để thu lợi cá nhân; áp đặt chỉ định mỏ vật liệu, chỉ định nguồn gốc, xuất xứ, gửi nhà thầu, nhà thầu phụ, nhà thầu cung cấp hàng hóa, vật tư, vật liệu cho dự án.
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ thể thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT trong quá trình thiết kế, thi công theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, biện pháp thi công đã được chấp thuận, tuân thủ hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án và các quy định; kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Tăng cường công tác quản lý hồ sơ nghiệm thu; trình tự thủ tục, hồ sơ pháp lý trong quá trình thi công; chỉ đạo các đơn vị tham gia thực hiện dự án đẩy nhanh việc lập, trình hồ nghiệm thu, thanh toán theo đúng quy định.
- Kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật liệu, vật tư, thiết bị, công tác đổ thải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
- Kiểm soát, theo dõi chặt chẽ công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công, đảm bảo phòng thí nghiệm hợp chuẩn, thí nghiệm viên đủ điều kiện năng lực thực hiện công việc, kết quả thí nghiệm đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch.
- Kiểm tra, chấp thuận kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật, đặc biệt đối với máy, thiết bị có yêu cầu về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của công trình, dự án; yêu cầu nhà thầu thực hiện nghiêm túc việc bảo hành công trình tuân thủ hợp đồng đã ký kết, trường hợp có những hư hỏng, khiếm khuyết, phải tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân hư hỏng, đề xuất giải pháp xử lý nhằm duy trì điều kiện khai thác bình thường, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Giải pháp sửa chữa, khắc phục phải được Chủ đầu tư/Ban QLDA chấp thuận và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, đảm bảo khả năng chịu lực, tuổi thọ công trình; quá trình sửa chữa khắc phục phải được giám sát, quản lý chất lượng theo đúng các quy định.
2. Công tác bảo đảm an toàn giao thông
- Giao thông trong công trường phải được điều phối và kiểm soát để đảm bảo an toàn khi máy, thiết bị thi công di chuyển và vận hành theo quy định.
- Khi thi công trên các tuyến đường đang khai thác, phải thiết lập hệ thống kiểm soát và điều phối an toàn giao thông và người lao động bắt buộc phải mặc áo phản quang; thường xuyên kiểm tra để đảm bảo công việc đào, đắp đất không làm ảnh hưởng đến các công trình, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông ở trong khu vực thi công và khu vực lân cận.
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, có biện pháp cảnh báo, kiến nghị khắc phục các bất cập có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT); tổ chức khắc phục những bất cập về tổ chức hạ tầng giao thông khi có kiến nghị của các tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm các đơn vị không khắc phục kịp thời, gây hậu quả TNGT.
- Người sử dụng, vận hành máy, thiết bị thi công chỉ được sử dụng, vận hành đúng loại máy, thiết bị thi công đã được đào tạo, huấn luyện và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông, quy trình làm việc do người sử dụng lao động quy định.
- Khi thi công ở gần hoặc trên mặt nước, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải và các quy định kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong việc: Lắp đặt các biển báo giao thông; yêu cầu về trang bị, thiết bị, ĐBAT trên thiết bị nổi; sử dụng thiết bị nổi và các thiết bị lắp đặt, sử dụng trên thiết bị nổi; di chuyển trên mặt nước và các yêu cầu khác có liên quan đến phương tiện, thiết bị nổi.
- Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ, xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức và tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý, đồng bộ gắn với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hành lang ATGT.
- Không đưa vào sử dụng các công trình giao thông khi chưa được nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khắc phục kịp thời các điểm tiềm ẩn TNGT và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông.
3. Công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường
- Xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc; tổ chức huấn luyện ATVSLĐ, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; cải thiện điều kiện lao động; kiểm định và khai báo sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát, đánh giá nguy cơ, xây dựng các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại và thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
- Thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 14/8/2020; công tác quản lý chất thải rắn theo Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế).
- Thi công nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa nóng: Đối với đường qua khu đông dân cư cần phải sử dụng thiết bị và công nghệ làm sạch sao cho giảm thiểu ít nhất việc phát tán bụi vào môi trường xung quanh trong quá trình thi công; trong đó cần sử dụng xe Bobcat (hoặc các loại máy có tính chất tương tự) để làm sạch bụi, đá dăm cho bề mặt trước khi tưới nhựa và trải thảm bê tông nhựa.
4. Trách nhiệm của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư, các nhà thầu
- Thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và được phân cấp, ủy quyền trong suốt quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, ATGT, ATLĐ và VSMT.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Huế, ngày 20 tháng 6 năm 2025 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN GIAO THÔNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Công điện số 15/CĐ-BXD ngày 11/5/2025 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn giao thông (ATGT), an toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh môi trường (VSMT) trong quá trình thi công xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị thi công và nhân dân khu vực dự án, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND thành phố Huế yêu cầu các Sở, ban, ngành, các phường, xã, các chủ đầu tư thực hiện những nội dung như sau:
I. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, ATGT, ATLĐ VÀ VSMT TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG:
1. Công tác bảo đảm chất lượng
- Về công tác khảo sát, thiết kế: (1) Nâng cao chất lượng trong việc lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, đảm bảo đầy đủ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, mỏ vật liệu, bãi đổ thải theo đúng quy định, nhất là các khu vực nền đất yếu, khu vực có điều kiện địa chất phức tạp; giám sát chặt chẽ thực hiện khảo sát, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát, kiểm soát chất lượng hồ sơ, nghiệm thu trước khi trình thẩm định theo đúng quy định. (2) Có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình. Đặc biệt, khi khảo sát điều tra các mỏ vật liệu, bãi đổ thải phải khảo sát kỹ lưỡng về vị trí, trữ lượng, chất lượng, khả năng cung ứng, đường vận chuyển, thủ tục khai thác, trữ lượng của các bãi đổ thải, đáp ứng yêu cầu của dự án.
- Nghiêm cấm các hành vi: thông đồng, móc ngoặc để hợp thức hóa hồ sơ thủ tục, làm sai lệch hồ sơ, kết quả công việc, tăng khống khối lượng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chèn ép, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các đơn vị để thu lợi cá nhân; áp đặt chỉ định mỏ vật liệu, chỉ định nguồn gốc, xuất xứ, gửi nhà thầu, nhà thầu phụ, nhà thầu cung cấp hàng hóa, vật tư, vật liệu cho dự án.
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ thể thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT trong quá trình thiết kế, thi công theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, biện pháp thi công đã được chấp thuận, tuân thủ hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án và các quy định; kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Tăng cường công tác quản lý hồ sơ nghiệm thu; trình tự thủ tục, hồ sơ pháp lý trong quá trình thi công; chỉ đạo các đơn vị tham gia thực hiện dự án đẩy nhanh việc lập, trình hồ nghiệm thu, thanh toán theo đúng quy định.
- Kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật liệu, vật tư, thiết bị, công tác đổ thải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
- Kiểm soát, theo dõi chặt chẽ công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công, đảm bảo phòng thí nghiệm hợp chuẩn, thí nghiệm viên đủ điều kiện năng lực thực hiện công việc, kết quả thí nghiệm đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch.
- Kiểm tra, chấp thuận kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật, đặc biệt đối với máy, thiết bị có yêu cầu về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của công trình, dự án; yêu cầu nhà thầu thực hiện nghiêm túc việc bảo hành công trình tuân thủ hợp đồng đã ký kết, trường hợp có những hư hỏng, khiếm khuyết, phải tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân hư hỏng, đề xuất giải pháp xử lý nhằm duy trì điều kiện khai thác bình thường, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Giải pháp sửa chữa, khắc phục phải được Chủ đầu tư/Ban QLDA chấp thuận và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, đảm bảo khả năng chịu lực, tuổi thọ công trình; quá trình sửa chữa khắc phục phải được giám sát, quản lý chất lượng theo đúng các quy định.
2. Công tác bảo đảm an toàn giao thông
- Giao thông trong công trường phải được điều phối và kiểm soát để đảm bảo an toàn khi máy, thiết bị thi công di chuyển và vận hành theo quy định.
- Khi thi công trên các tuyến đường đang khai thác, phải thiết lập hệ thống kiểm soát và điều phối an toàn giao thông và người lao động bắt buộc phải mặc áo phản quang; thường xuyên kiểm tra để đảm bảo công việc đào, đắp đất không làm ảnh hưởng đến các công trình, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông ở trong khu vực thi công và khu vực lân cận.
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, có biện pháp cảnh báo, kiến nghị khắc phục các bất cập có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT); tổ chức khắc phục những bất cập về tổ chức hạ tầng giao thông khi có kiến nghị của các tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm các đơn vị không khắc phục kịp thời, gây hậu quả TNGT.
- Người sử dụng, vận hành máy, thiết bị thi công chỉ được sử dụng, vận hành đúng loại máy, thiết bị thi công đã được đào tạo, huấn luyện và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông, quy trình làm việc do người sử dụng lao động quy định.
- Khi thi công ở gần hoặc trên mặt nước, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải và các quy định kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong việc: Lắp đặt các biển báo giao thông; yêu cầu về trang bị, thiết bị, ĐBAT trên thiết bị nổi; sử dụng thiết bị nổi và các thiết bị lắp đặt, sử dụng trên thiết bị nổi; di chuyển trên mặt nước và các yêu cầu khác có liên quan đến phương tiện, thiết bị nổi.
- Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ, xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức và tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý, đồng bộ gắn với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hành lang ATGT.
- Không đưa vào sử dụng các công trình giao thông khi chưa được nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khắc phục kịp thời các điểm tiềm ẩn TNGT và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông.
3. Công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường
- Xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc; tổ chức huấn luyện ATVSLĐ, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; cải thiện điều kiện lao động; kiểm định và khai báo sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát, đánh giá nguy cơ, xây dựng các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại và thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
- Thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 14/8/2020; công tác quản lý chất thải rắn theo Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế).
- Thi công nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa nóng: Đối với đường qua khu đông dân cư cần phải sử dụng thiết bị và công nghệ làm sạch sao cho giảm thiểu ít nhất việc phát tán bụi vào môi trường xung quanh trong quá trình thi công; trong đó cần sử dụng xe Bobcat (hoặc các loại máy có tính chất tương tự) để làm sạch bụi, đá dăm cho bề mặt trước khi tưới nhựa và trải thảm bê tông nhựa.
4. Trách nhiệm của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư, các nhà thầu
- Thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và được phân cấp, ủy quyền trong suốt quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, ATGT, ATLĐ và VSMT.
- Bố trí nhân sự phù hợp, đảm bảo không chồng chéo; xác định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi đơn vị, tổ chức quản lý, điều hành dự án đảm bảo thống nhất, xuyên suốt, đạt hiệu quả cao.
- Siết chặt kỷ cương, quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án trong suốt quá trình triển khai dự án (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, nhà thầu thi công,...), bảo đảm tuân thủ quy định của hợp đồng và các quy định pháp luật có liên quan. Tổ chức rà soát toàn bộ công tác quản lý chất lượng, tiến độ, ATGT, ATLĐ và VSMT của từng chủ thể, từng khâu, từng bước để yêu cầu kiện toàn bộ máy và có biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn, kịp thời xử lý các tồn tại, hạn chế.
- Kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu tuân thủ các điều khoản hợp đồng đã ký kết, đặc biệt đảm bảo chất lượng xây dựng công trình; kiên quyết xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng. Người đứng đầu Chủ đầu tư/Ban QLDA chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp có thẩm quyền và pháp luật đối với dự án được giao quản lý không đáp ứng chất lượng theo yêu cầu; chậm trễ trong việc xử lý vi phạm nhà thầu theo quy định của hợp đồng và pháp luật có liên quan.
- Chấp hành nghiêm pháp luật về lao động, ATVSLĐ, an toàn trong xây dựng theo quy định của Luật xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng
- Theo dõi tổng hợp tình hình quản lý thực hiện Chỉ thị này, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố có liên quan, chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình.
2. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp thành phố
- Kiểm tra các công trình xây dựng chuyên ngành về công tác đảm bảo chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý đối với các hành vi vi phạm trong thi công xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý.
- Chỉ đạo các cá nhân, tổ chức tham gia xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng.
3. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường dự án của chủ đầu tư theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc đăng ký và thực hiện thu gom, xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải nguy hại trên địa bàn thành phố.
4. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tiếp tục tuyên truyền, tập huấn về ATVSLĐ đối với người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân để phòng ngừa tai nạn lao động trong công việc, đặc biệt là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; vận hành máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về qui trình an toàn lao động.
- Kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại các đơn vị, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
5. Ủy ban nhân dân phường, xã
- Tổ chức quản lý hoạt động xây dựng, đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý; phân công cán bộ theo dõi và tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra quá trình thi công công trình theo nội dung giấy phép xây dựng, biển báo công trường, các điều kiện đảm bảo ATLĐ, VSMT trong thi công các công trình xây dựng trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm trong thi công xây dựng.
- Công bố công khai vị trí bãi tập kết, xử lý chất thải rắn xây dựng tuân thủ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thuộc địa bàn quản lý (nếu có).
- Thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của UBND phường, xã để các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ thực hiện Chỉ thị này; khuyến khích người dân triển khai ứng dụng Hue-S để kịp thời phát hiện và thông báo các hành vi vi phạm về chất lượng, ATGT, ATLĐ, VSMT trong thi công xây dựng.
- Lập hồ sơ vi phạm đề xuất ý kiến xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền trình Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định.
- Tổ chức thực hiện quyết định xử phạt, cưỡng chế.
6. Các đơn vị, doanh nghiệp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, hè đường, vệ sinh môi trường,...).
Có trách nhiệm theo dõi, phát hiện các vi phạm trong phạm vi hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật được giao quản lý; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khắc phục các vi phạm trên; báo cáo Sở chuyên ngành, cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện tốt các nội dung trên./.
|
KT. CHỦ TỊCH |