Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 04/CT-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 04/CT-UBND
Ngày ban hành 12/03/2025
Ngày có hiệu lực 12/03/2025
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Đặng Văn Chính
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Vĩnh Long, ngày 12 tháng 3 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 và tạo nền tảng cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030. Để phát huy các kết quả đã đạt được, khắc phục hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong năm 2024 và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 182/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 và Nghị quyết số 205/NQ-HĐND ngày 17/02/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 182/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; quyết tâm thực hiện đạt toàn diện các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025; đồng thời, tập trung chỉ đạo thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tập trung huy động tối đa các nguồn lực và ưu tiên thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế trọng tâm, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 trên cơ sở quán triệt phương châm phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được cũng như khắc phục hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong năm 2024, tạo đà phục hồi, tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh hơn trong năm 2025. Triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2025; xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu cho từng ngành, lĩnh vực được giao quản lý và nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, khả thi để triển khai thực hiện đạt các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 theo Nghị quyết số 182/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 và Nghị quyết số 205/NQ-HĐND ngày 17/02/2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh và phù hợp với mục tiêu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 (GRDP) đạt 8 - 8,5%, cụ thể:

(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP giá so sánh) tăng 8,0 - 8,5%;

(2) GRDP bình quân đầu người 95,7 triệu đồng/người;

(3) Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.100 triệu USD;

(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 19.800 tỷ đồng; tạo nền tảng, tiền đề cho sự tăng tốc phát triển kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Triển khai nhanh, hiệu quả các mục tiêu, định hướng của Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng huyện.… làm cơ sở cơ cấu lại kinh tế và các ngành được đồng bộ, hiệu quả, trọng tâm là ngành nông nghiệp và ngành công thương, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực, cạnh tranh kinh tế của tỉnh; tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội gắn với các trục động lực, hành lang kinh tế để khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện có để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Huy động, phát huy nhanh hiệu quả đầu tư các nguồn lực thuộc các lĩnh vực tầng đô thị, khu công nghiệp, du lịch, giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, xử lý cơ bản khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp, dự án đầu tư, người dân, nhất là những vấn đề tồn đọng, vướng mắc về đất đai đối với các dự án đầu tư (về quy hoạch, mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…). Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chủ trương, định hướng của Trung ương và Chính phủ, bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần đổi mới, không ngừng nỗ lực sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, hành động quyết liệt hơn để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của sở, ngành, địa phương, kịp thời xử lý vấn đề phát sinh.

2. Sở Tài chính; Chi cục Thuế khu vực XVII

Tập trung triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 và kế hoạch thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 14/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục tham mưu triển khai các quy định, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích hỗ trợ đầu tư; triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nâng cao Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).

Triển khai hiệu quả Luật hợp tác xã năm 2023, các chính sách hỗ trợ hợp tác xã. Hỗ trợ phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế; trong đó, tập trung hỗ trợ về khả năng tiếp cận đất đai, vốn tín dụng, hỗ trợ khởi nghiệp, đào tạo nhân lực, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động đăng ký, hoạt động lại.

Chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tiếp cận, mời gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các dự án phù hợp với quy hoạch và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục rà soát, quản lý tốt tiến độ thực hiện dự án đã được cấp chủ trương, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án lĩnh vực hạ tầng xã hội, khu, cụm công nghiệp. Triển khai các giải pháp thu hút đầu tư, kịp thời nắm bắt, xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Bám sát các chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thu ngân sách nhà nước năm 2025. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định bắt buộc về hóa đơn điện tử đối với tất cả các ngành, lĩnh vực; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội; phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý giá, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu,... ổn định chỉ số giá tiêu dùng; tập trung tham mưu xử lý, khai thác tài sản công khi thực hiện sắp xếp lại xử lý nhà, đất theo quy định.

Triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các gói chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ có hiệu lực thi hành trong năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Sở Nông nghiệp và Môi trường

Tiếp tục tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn,... Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu; nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết có hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.

Xây dựng kế hoạch và chủ động, chỉ đạo điều chỉnh sản xuất linh hoạt, thích ứng với thời tiết, phù hợp với thị trường, dự báo nhu cầu thị trường và khuyến cáo sản xuất phù hợp nhu cầu. Cơ cấu lại mùa vụ theo hướng khuyến khích giảm diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả, tăng diện tích trồng màu, cây ăn trái, tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất nông sản chủ lực của tỉnh. Quản lý chặt chẽ thị trường phân bón, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết số 220/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Nghị quyết số 45/2022/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, nhất là các mặt hàng nông sản có thể mạnh. Hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu, thương hiệu nông, thủy sản và truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng, mã số đóng gói, thương hiệu, uy tín sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và gia tăng số lượng, mở rộng các thị trường xuất khẩu chính ngạch. Theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, đồng thời chủ động chống hạn hán, xâm nhập mặn. Đầu tư hoàn thành, vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi, chủ động trong điều tiết nguồn nước, ngăn mặn, lấy nước, trữ và cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh. Phấn đấu giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp - thủy sản năm 2025 tăng 3,2%.

Tăng cường công tác quản lý đất đai và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, môi trường, tài nguyên, khoáng sản. Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2024. Tiếp tục rà soát, tổ chức đấu giá những khu đất đủ điều kiện để tạo nguồn lực đầu tư; tạo quỹ đất sạch để mời gọi đầu tư. Công khai, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và Nhân dân; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát sông; phòng, chống khai thác cát trái phép, đảm bảo nguồn cát cung cấp cho các công trình đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đề xuất các khu đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị; dự án khu dân cư tại thị trấn và nông thôn đảm bảo phù hợp với các quy hoạch sử dụng đất và theo quy định tại Nghị quyết số 16/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tổng hợp, tham mưu giao đất cho nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...