Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 03/CT-BNNMT năm 2025 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2026 Ngành nông nghiệp và môi trường do Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành

Số hiệu 03/CT-BNNMT
Ngày ban hành 26/06/2025
Ngày có hiệu lực 26/06/2025
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Người ký Đỗ Đức Duy
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-BNNMT

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2026 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2026, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng Kế hoạch và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2026 của ngành NN&MT bám sát các yêu cầu, nội dung cụ thể như sau:

A. YÊU CẦU CỤ THỂ

1. Kế hoạch phát triển ngành NN&MT (Kế hoạch) năm 2026 được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, thực chất kết quả hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Kế hoạch năm 2025, Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và dự báo tình hình thế giới, trong nước; phân tích, dự báo, chủ động các phương án, giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng “hai con số”.

Trên cơ sở đó, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu của Kế hoạch năm 2026 của cơ quan, đơn vị, địa phương bám sát, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu tăng trưởng cả nước đạt “hai con số” từ năm 2026; trong đó ngành NN&MT tăng trưởng từ 3,5 - 4% (phấn đấu đạt trên 4%) để đóng góp tăng trưởng của nền kinh tế; và phù hợp với Chiến lược 10 năm 2021 - 2030 phát triển KTXH và phát triển ngành NN&MT; phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình độ phát triển của từng cơ quan, đơn vị, từng địa phương; kế thừa những thành quả đạt được, có đổi mới, tiếp cận xu hướng phát triển chung, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH, ngành NN&MT.

2. Năm 2026 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2026 - 2030. Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, lần thứ XIV của Đảng, mang tính đột phá, đổi mới, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn; trong đó, tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; tập trung đẩy mạnh hơn nữa và bố trí nguồn lực thực hiện các đột phá chiến lược, nhất là xây dựng, hoàn thiện tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế; triệt để phân cấp, phân quyền, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là đất đai; đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển ngành NN&MT và Kế hoạch đầu tư công. Tổ chức thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” và lượng hóa được.

3. Kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, phấn đấu đạt được các mục tiêu theo chiến lược và kế hoạch phát triển KTXH của cả nước, kế hoạch 5 năm về phát triển KTXH của địa phương (đối với Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; đảm bảo kế thừa những kết quả đã đạt được, có đổi mới và tiếp thu, tiếp cận xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH.

4. Việc xây dựng Kế hoạch năm 2026 phải gắn kết với khả năng cân đối, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; khả năng xã hội hóa các nguồn lực trong đầu tư phát triển; gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của Chính phủ, của Bộ, của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng, đầy đủ chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước và trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí; bảo đảm thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp; bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong xây dựng kế hoạch và căn cứ vào những nội dung sau:

- Tình hình cụ thể thực hiện kế hoạch và dự toán năm 2025;

- Dự báo các biến động kinh tế trong thời gian tới có khả năng tác động đến quá trình xây dựng và triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2026;

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt;

- Các văn bản giao nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Các thông báo giao ban, thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các văn bản có liên quan để xác định các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn cần phải thực hiện trong năm 2026.

B. NỘI DUNG CHỦ YẾU

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch năm 2026, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM 2025

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành NN&MT và từng tiểu ngành, lĩnh vực 6 tháng đầu năm, các cơ quan, đơn vị đánh giá ước thực hiện Kế hoạch năm 2025 trên tất cả các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó, cần đánh giá đầy đủ, chính xác kết quả đạt được, phân tích rõ những thành tựu và đóng góp vào phát triển Ngành; làm rõ hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để có giải pháp thực hiện thiết thực hơn cho năm 2026.

1. Tình hình triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các quyết định của Bộ NN&MT về ban hành kế hoạch hành động, Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: Số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025, số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 và các nghị quyết khác của Chính phủ về phát triển KTXH năm 2025, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển NN&MT 5 năm 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

2. Công tác sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; kỷ luật, kỷ cương, hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi; đẩy mạnh sắp xếp, xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn tổ chức bộ máy.

3. Kết quả thực hiện chủ trương, chính sách lớn về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có đánh giá, làm rõ kết quả thực hiện chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái, tích hợp đa giá trị.

4. Tình hình và kết quả sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường, thương mại điện tử; hợp tác quốc tế để thúc đẩy xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản. Phân tích hiệu quả, chất lượng tăng trưởng của từng lĩnh vực và đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành NN&MT.

5. Tình hình quản lý, sử dụng các nguồn lực tài nguyên và bảo vệ môi trường; hoàn thiện hệ thống quan trắc, cơ sở dữ liệu về NN&MT, hạ tầng số; ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; đẩy mạnh chuyển đổi xanh, từng bước phục hồi các hệ sinh thái; thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh trong Kỷ nguyên “vươn mình, thịnh vượng, giàu mạnh của dân tộc”; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại với quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường bền vững.

6. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn. Triển khai kế hoạch hành động thực hiện cam kết chính trị với các đối tác, tận dụng các thời cơ, chuyển hóa các thách thức, đưa đất nước phát triển trên con đường xanh, chủ động ứng phó trước các thách thức của biến đổi khí hậu.

7. Tình hình thực hiện 3 đột phá chiến lược về: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (ii) Phát triển nguồn nhân lực; (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả, từng bước hiện đại.

8. Tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển; đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư; vốn từ khu vực tư nhân; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác, từ xã hội.

9. Đánh giá hoạt động khoa học - công nghệ, nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vào phát triển NN&MT và trong công tác chỉ đạo điều hành. Triển khai hiệu quả Quyết định số 503/QĐ-BNNMT ngày 27/3/2025 về Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 193/2025/QH15 và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 và các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện, chỉ đạo khác về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số trong Bộ, ngành NN&MT; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

10. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn gắn với đô thị hóa góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...