Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Báo cáo 41/BC-BLĐTBXH năm 2025 thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 41/BC-BLĐTBXH
Ngày ban hành 17/02/2025
Ngày có hiệu lực 17/02/2025
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Đào Ngọc Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/BC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2025

 

BÁO CÁO

VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI, MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

Kính gửi: Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Thực hiện Công văn số 3272/UBXH15 ngày 08/01/2025 của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

1. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

1.1. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bình đẳng giới

Thực hiện Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bình đẳng giới năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) đã hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể (bộ, ngành, địa phương) tập trung triển khai các nội dung:

- Công văn số 4893/BLĐTBXH-VBĐG ngày 10/10/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

- Phối hợp với Cơ quan Liên hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo “Tổng kết, đánh giá công tác truyền thông năm 2023 và xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” tại Hà Nội.

- Phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. Lễ phát động đã thu hút sự tham gia của gần 1000 đại biểu đại diện các bộ, ngành cơ quan trung ương, các đơn vị của lực lượng Công an nhân dân và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội một số địa phương, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp. Lễ phát động đã truyền tải được thông điệp của Việt Nam trong việc quyết tâm thực hiện bình đẳng giới thực chất, nhằm phát huy năng lực, vai trò, tiềm năng của phụ nữ và nam giới cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Cùng với Lễ phát động cấp quốc gia đã có hàng ngàn hoạt động hưởng ứng Tháng hành động được triển khai trên cả nước.

- Tổ chức 02 lớp tập huấn Kỹ năng truyền thông có nhạy cảm về giới, tại 02 tỉnh Vĩnh Long và Thừa Thiên Huế cho gần 100 đại biểu là nhà báo, phóng viên, người làm công tác truyền thông tại các địa phương.

1.2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025) với nhiều điểm mới, tiến bộ, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng: quy định thống nhất với Bộ luật Lao động năm 2019 về tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; bổ sung quyền thụ hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thay vì chỉ hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất như Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung các quy định về hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh, sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, con bị chết sau khi sinh...

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu, đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các chính sách phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 24/11/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, trong đó đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới như: Tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương đạt 50% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030; Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030; 100% tỷ lệ phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng trợ cấp xã hội vào năm 2030; Tỷ lệ người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong những dịch vụ hỗ trợ cơ bản đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn đạt 50 % vào năm 2025 và 70 % vào năm 2030; Tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đạt 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030; Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế đạt trên 80% vào năm 2025. Một số dự án Luật, Chương trình về bình đẳng giới cũng đã được đưa vào nhiệm vụ triển khai Nghị quyết như: Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới dự kiến trình Quốc Hội năm 2027; Đề án nghiên cứu, xây dựng Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2026-2030.

Nhân kỷ niệm 30 năm Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ, vào tháng 3 năm 2025, Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên hiệp quốc sẽ tiến hành rà soát và đánh giá những tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, đồng thời đẩy nhanh việc hiện thực hóa bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Với tư cách là một thành viên tích cực, Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì) đã hoàn thành việc xây dựng Báo cáo quốc gia nêu trên và nộp cho Liên hiệp quốc vào tháng 9/2024. Báo cáo đã đánh giá sâu sắc quá trình thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh trong giai đoạn 2019- 2023, đồng thời xác định được các định hướng, giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái cho giai đoạn tiếp theo.

Trong năm 2024, Bộ cũng đã thực hiện một số giải pháp nhằm bảo đảm thúc đẩy bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới thông qua công tác hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định riêng đối với lao động nữ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Thực hiện hướng dẫn, giải đáp các quy định về lao động nữ thông qua các kênh thông tin khác nhau như: đối thoại trực tiếp; giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, địa phương, người dân qua điện thoại; trả lời đơn thư, văn bản... để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật đối với lao động nữ. Trong đó, tập trung vào một số nội dung chính như: các chế độ, chính sách đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ.

- Chủ động, kịp thời nắm bắt, hướng dẫn và phối hợp với địa phương, doanh nghiệp để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật liên quan đến lao động nữ (triển khai giám sát việc thực hiện quy định pháp luật đối với lao động nữ tại 09 doanh nghiệp dệt may, da giày sử dụng nhiều lao động nữ tại Bình Dương và Tây Ninh); trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền lợi của lao động nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

1.3. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL và trong xây dựng chính sách, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:

(i) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (các VBQPPL do cơ quan chủ trì xây dựng năm 2024; việc tuân thủ trình tự, thủ tục và việc lồng ghép vấn đề BĐG trong các văn bản này).

Trong năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó chú trọng lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện, cơ hội tốt hơn cho lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo yếu tố bình đẳng trong công việc cũng như tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

- Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng

- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

- Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc).

- Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện

- Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...