Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Báo cáo 300/BC-CP năm 2025 bổ sung, cập nhật thông tin cho Báo cáo 102/BC-CP thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024 do Chính phủ ban hành

Số hiệu 300/BC-CP
Ngày ban hành 03/05/2025
Ngày có hiệu lực 03/05/2025
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phạm Thị Thanh Trà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 300/BC-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2025

 

BÁO CÁO

BỔ SUNG, CẬP NHẬT THÔNG TIN CHO BÁO CÁO SỐ 102/BC-CP NGÀY 15/02/2025 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

Kính gửi: Quốc hội

Thực hiện Thông báo số 1230/TB-VPQH ngày 23/4/2025 của Văn phòng Quốc hội về kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024, Chính phủ bổ sung, cập nhật thông tin cho Báo cáo số 102/BC-CP ngày 15/02/2025 của Chính phủ về thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024 với những nội dung sau:

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Về kết quả công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các văn bản quy phạm pháp luật

Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan thực hiện nghiêm túc trên nhiều lĩnh vực, cụ thể:

Năm 2024, Bộ Tư pháp đã thẩm định đối với 33 đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật[1]; 176 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật[2]; tham gia thẩm định các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do các đơn vị thuộc Bộ chủ trì. Trong quá trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp luôn đề nghị các đơn vị trực tiếp xây dựng văn bản thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới. Hội đồng thẩm định đã bảo đảm tỷ lệ về giới tính, có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, một số cơ quan, tổ chức có liên quan như: Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các chuyên gia giới, đặc biệt là Nhóm chuyên gia giới và Nhóm chuyên gia xây dựng danh mục về tiêu chí đánh giá Báo cáo đánh giá tác động chính sách.

Bộ Tư pháp xây dựng, hoàn thiện Bộ Tài liệu hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, cán bộ làm công tác pháp chế tại các bộ, ngành[3]. Các bộ, ngành đều quan tâm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng (VBQPPL), kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia. Cụ thể đã ban hành hướng dẫn đánh giá thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 trong đó có nội dung lồng ghép về bình đẳng giới[4].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 trong đó có các nội dung tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, không phân biệt đối tượng vay, góp phần cải thiện bình đẳng giới ở Việt Nam; tổ chức tín dụng tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong đời sống kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa phụ nữ nông thôn và phụ nữ thành thị[5].

Bộ Ngoại giao đã thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng trong ngành ngoại giao[6], trong đó có điều khoản quy định tiêu chuẩn tính thâm niên công tác đề xét tặng danh hiệu thi đua cho cán bộ nữ ngắn hơn so với tiêu chuẩn tính thâm niên công tác dành cho cán bộ nam[7]. Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” với mục tiêu nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng mắc các bệnh về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp[8]; Ủy ban Dân tộc đã thực hiện nghiêm túc việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản QPPL do Ủy ban chủ trì xây dựng[9].

2. Công tác cán bộ làm công tác bình đẳng giới

So với năm 2023, năm 2024 số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới của các địa phương được bố trí tăng thêm về số lượng, cả nước có 12.786 người làm công tác bình đẳng giới từ cấp tỉnh đến cấp xã (trong đó cán bộ chuyên trách ở cấp tỉnh 168 người, cấp huyện 188 người, cấp xã 984 người); công tác đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng được tăng cường về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, nhiều cán bộ làm công tác bình đẳng giới vẫn chưa được chuyên môn hóa cao do ở các bộ, ngành cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, được phân công là đầu mối của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, ở nhiều địa phương mặc dù được phân công làm công tác bình đẳng giới nhưng cán bộ còn phụ trách nhiều mảng công tác khác do đó chưa tập trung đầu tư thời gian, chuyên môn cho công tác bình đẳng giới. Công tác tập huấn mới chủ yếu cung cấp các nội dung, kiến thức cơ bản, nhiều cán bộ chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu.

Để đảm bảo tính liên tục cũng như nâng cao chất lượng công tác cán bộ làm bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ ở các bộ, ngành, địa phương, trong thời gian tới Chính phủ có kế hoạch kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, ban hành quy chế, hướng dẫn hoạt động Ban ở các bộ, ngành, địa phương. Bộ Nội vụ sẽ rà soát lại đội ngũ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp; xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cho đội ngũ cán bộ các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng mạng lưới cán bộ của các bộ, ngành, địa phương để thường xuyên kết nối, trao đổi công việc, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác.

3. Công tác tổng hợp số liệu, chỉ tiêu hằng năm

Các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược đề ra đến năm 2025 và 2030 phù hợp với các chu kỳ thống kê, điều tra khảo sát chính thức. Về cơ bản các chỉ tiêu được thu thập, báo cáo dựa trên cơ sở kết quả thống kê từ Bộ chỉ tiêu thống kê giới quốc gia và hệ thống số liệu thống kê hành chính của các bộ, ngành. Đối với một số chỉ tiêu đặc thù sẽ được thu tập thông qua các cuộc tổng điều tra, khảo sát với chu kỳ 2 năm, 5 năm hoặc 10 năm hoặc các cuộc điều tra, khảo sát riêng, do đó không có số liệu đầy đủ để báo cáo hằng năm, tuy nhiên, đến năm 2025 và năm 2030 dự kiến sẽ có kết quả từ các cuộc tổng điều tra, khảo sát để báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.

Công tác thống kê các chỉ tiêu về bình đẳng giới còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau như: thiếu các công cụ, nguồn lực điều tra thống kê, vẫn còn cán bộ tham mưu công tác bình đẳng giới của địa phương hiểu chưa đúng bản chất của các chỉ tiêu. Chính phủ giao Bộ Tài chính đánh giá, rà soát, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2019/TT-BKHĐT ngày 30/7/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Bộ Chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đồng thời lồng ghép thông tin thu thập các chỉ tiêu thống kê giới vào chế độ báo cáo thống kê quốc gia để trình Chính phủ ban hành. Về xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về giới của quốc gia, Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu lồng ghép cơ sở dữ liệu thống kê giới vào cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia theo Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia[10].

Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, rà soát lại việc hướng dẫn thu thập số liệu báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong việc thu thập số liệu.

4. Về thực hiện chỉ tiêu trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện nay việc thống kê số liệu về tỷ lệ nạn nhân được sử dụng một trong các dịch vụ hỗ trợ còn gặp khó khăn, do Thông tư 07/2017/TT-BVHTTDL được ban hành trước khi Nghị quyết 28/NQ-CP về Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới được ban hành nên chưa có sự đồng bộ về các chỉ tiêu thống kê. Để khắc phục hạn chế này, Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện, trình ban hành Nghị định quy định về Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định này quy định việc xây dựng, thu thập, cập nhật, duy trì, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; đáp ứng được các yêu cầu về chuyển đổi số và cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Về chỉ tiêu “số giờ trung bình phụ nữ dành cho công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công” tại các địa phương: Hiện nay các địa phương chưa tổ chức thống kê riêng về chỉ tiêu này mà sử dụng kết quả Điều tra lao động việc làm hằng năm do Cục Thống kê cung cấp để đánh giá việc thực hiện ở cấp cấp tỉnh. Do đó, việc công bố kết quả thực hiện của các địa phương phụ thuộc vào kết quả công bố Điều tra của Cục Thống kê.

5. Bổ sung kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống mua bán người năm 2024[11]

- Công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật

Căn cứ Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Công an tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh trật tự. Trong đó, tại Kỳ họp thứ 8, Bộ Công an tham mưu Thủ tướng Chính phủ đề xuất Quốc hội khóa XV thông qua Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024; nội dung Luật bảo đảm tương thích, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên: Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

- Công tác phòng ngừa mua bán người

Bộ Công an phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ phát động chung tay phòng, chống mua bán người, hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7“ và công bố chủ đề của Ngày thế giới phòng, chống mua bán người năm 2024 là “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người” tổ chức tại tỉnh Lào Cai; phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị truyền thông phòng chống mua bán người cho người dân tại tỉnh Nam Định, Lai Châu; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống mua bán người tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Phú Thọ. Chỉ đạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người cho cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên tại 09 địa phương: Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Bình, Gia Lai, Lâm Đồng, Bến Tre, Long An, Kiên Giang.

- Kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng các địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người phù hợp tình hình từng địa bàn; tổ chức tuần tra biên giới, tập trung vào các tuyến trọng điểm, phức tạp nhằm ngăn chặn các hành vi mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép (phối hợp tuần tra 910 lượt với 4.023 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia); chủ động nắm tình hình, nhận diện phương thức, thủ đoạn mới, triển khai các kế hoạch, phương án đấu tranh ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tội phạm mua bán người và các tội phạm có liên quan, điển hình như: mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc (từ ngày 01/7-30/9/2024). Tổ chức điều tra và phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án mua bán người. Kết quả: Trong năm 2024 đã điều tra, xử lý 163 vụ mua bán người với 455 đối tượng/500 nạn nhân, trong đó khởi tố mới 91 vụ/237 đối tượng/336 nạn nhân. Chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 59 vụ/169 đối tượng/150 nạn nhân; đang điều tra 96 vụ/280 đối tượng/343 nạn nhân.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...