Vì sao dân học Luật thường nói nhiều?
Các bài biết trước đây mình đã từng nhận định: Chưa hẳn nói nhiều mới học luật được vì học luật là học tư duy, logic chứ không đơn giản là dựa vào tài ăn nói. Tuy nhiên 70% sinh viên theo học luật đều rất hoạt ngôn và có khả năng ăn nói khá tốt. Vậy vì sao dân Luật lại nói nhiều và việc nói nhiều giúp ích như thế nào trong công việc và học tập của các bạn sinh viên?
Nói nhiều là để rèn luyện khả năng ăn nói
Ngôn ngữ phong phú là một trong những vũ khí quan trọng của người học luật. Hãy thử tưởng tượng một Luật sư tương lai hay một đại diện pháp chế cho doanh nghiệp nhưng không có tài ăn nói, không biết diễn đạt ý hay nói mà người đối diện không hiểu, nói không đến nơi đến chốn thì liệu thân chủ của bạn có thắng kiện, doanh nghiệp có đặt niềm tin nơi bạn. Vậy nên nói nhiều để rèn luyện kỹ năng nói là hết sức cần thiết.
Người học Luật nói nhiều có nghĩa là tranh luận, đề xuất ý kiến không ngại đưa ra quan điểm chứ không phải là nói lan mang. Học luật nói nhiều là tốt nhưng phải nói đúng, nói đủ, nói trúng.
Nói để thể hiện chính kiến của bản thân
Học luật chưa chắc đã nói nhiều nhưng người thụ động mà học luật thì quả là thiệt thòi. Đơn cử nhất là các buổi học tập trên lớp không chỉ riêng gì Ngành Luật mà chung quy lại tất cả các ngành khác giảng viên sẽ luôn nhớ mặt hay ấn tượng tốt với các bạn sinh viên thường tương tác như phát biểu bài, trình bày ý kiến về một vấn đề hay đặt câu hỏi nhờ giải đáp. Việc hoạt ngôn và thể hiện chính kiến của bản thân thông qua các buổi học sẽ giúp bạn ghi nhớ bài dễ hơn và kiến thức theo đó sẽ nhớ lâu hơn.
Trong môi trường làm việc cũng vậy, một tập thể một “team” muốn làm các dự án thành công thì cần có sự đóng góp ý kiến của các các nhân trong tập thể đó. Việc ngại nói hay ngại trình bày ý kiến cá nhân sẽ chỉ khiến bạn thụt lùi và ít có cơ hội thăng tiến hơn so với người khác chứ không mang lại kết quả nào khác. Nên những người học luật nói nhiều cũng là lợi thế trong việc học hay trong môi trường làm việc tập thể.
Nói nhiều để thể hiện chính kiến của bản thân cũng là một dạng khả năng thuyết phục. Nói sâu xa hơn về ngành nghề một xíu là: sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển ý kiến của tòa án theo hướng có lợi cho khách hàng và thuyết phục khách hàng của bạn rằng những gợi ý của bạn là tốt nhất cho họ.
Nói nhiều thường là người vui vẻ, hòa đồng dễ dàng mở rộng các mối quan hệ
Mối quan hệ là mạng lưới cần thiết khi hành nghề Luật bởi vậy không phải tự dưng mà người học luật phải nói nhiều. Nói nhiều để phục vụ cho học tập cho công việc sau này.
Học luật mà không nói, không rèn nói thì sẽ thua thiệt những bạn bè đồng trang lứa hay các cơ hội việc làm sẽ không dễ dàng đến với bạn được khi bạn là người ngại giao tiếp. Đã lỡ bị “gắn mác” dân Luật thường nói nhiều thì hãy rèn luyện kỹ năng nói theo hướng tích cực nhất để phát triển bản thân bạn nhé.
-
Muốn làm Luật sư thì phải học giỏi môn gì?
Cập nhật 9 tháng trước -
Học luật cần giỏi môn gì ở cấp 3? Điều kiện để trở thành luật sư
Cập nhật 1 năm trước -
Học Luật có dễ xin việc không?
Cập nhật 1 năm trước -
Sinh viên học chuyên ngành luật dân sự ra trường làm gì?
Cập nhật 2 năm trước -
Có nên học luật không?
Cập nhật 2 năm trước -
Ngành Luật là gì? Khó khăn khi học luật và cơ hội nghề nghiệp
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 12 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước