Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?

(có 1 đánh giá)

Trưởng phòng Pháp chế là một vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty lớn. Vậy mức lương của vị trí này là bao nhiêu?

1. Trưởng phòng Pháp chế là ai?

Trưởng phòng Pháp chế là một vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty lớn. Đây là người đứng đầu bộ phận pháp chế trong một doanh nghiệp, tổ chức.  Họ trách nhiệm kiểm tra, quan sát mọi hoạt động của công ty nhằm điều chỉnh và giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực pháp lý, đảm bảo mọi hoạt động của công ty tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Trưởng phòng Pháp chế sẽ có những nhiệm vụ chính yếu như sau:

- Tư vấn pháp lý: Cung cấp ý kiến chuyên môn về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty, từ việc soạn thảo hợp đồng, xây dựng quy chế nội bộ đến giải quyết các tranh chấp pháp lý.

- Đại diện pháp lý: Đại diện công ty tham gia các cuộc họp, đàm phán, tố tụng có liên quan đến pháp luật.

- Quản lý bộ phận pháp chế: Lãnh đạo, hướng dẫn và đánh giá công việc của các thành viên trong bộ phận.

- Xây dựng và triển khai các quy định pháp luật: Tham gia xây dựng các quy định pháp luật nội bộ của công ty, đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với hoạt động kinh doanh.

- Theo dõi và cập nhật pháp luật: Luôn cập nhật những thay đổi mới nhất của pháp luật để kịp thời điều chỉnh hoạt động của công ty.

2. Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?

Với một vị trí quan trọng như vậy, người đảm nhận Trưởng phòng pháp chế sẽ có mức lương thuộc top cao trong doanh nghiệp. Theo các khảo sát gần đây, mức lương trung bình của một Trưởng phòng Pháp chế tại Việt Nam dao động từ 20-40 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Kinh nghiệm: Người đảm nhận vị trí này sẽ nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

- Trình độ học vấn: Yếu tố này sẽ liên quan đến bằng cấp chuyên môn, kiến thức sâu rộng về luật.

- Quy mô doanh nghiệp: Các công ty lớn, đa quốc gia thường trả mức lương cao hơn cho Trưởng phòng Pháp chế so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Ngành nghề: Ngành nghề kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng đến mức lương, trong đó các ngành có tính pháp lý cao như ngân hàng, tài chính, bất động sản,... sẽ thường có mức lương hấp dẫn hơn.

- Vị trí địa lý: Mức lương tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh thường cao hơn so với các tỉnh thành khác, vì đây là các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều công ty, tập đoàn lớn.

- Hiệu quả công việc: Những Trưởng phòng Pháp chế có năng lực làm việc tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty sẽ được đánh giá cao và có mức lương xứng đáng.

Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?

Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

3. Các yêu cầu tuyển dụng vị trí Trưởng phòng pháp chế

Người đảm nhận vị trí Trưởng phòng pháp chế sẽ phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

(1) Về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm:

- Bằng cấp: Tốt nghiệp Đại học Luật hoặc các ngành liên quan như Luật Kinh tế, Luật Thương mại.

- Chứng chỉ: Ưu tiên những ứng viên có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc các chứng chỉ chuyên môn khác liên quan đến lĩnh vực pháp lý.

- Kinh nghiệm: Ít nhất 5-7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp.

- Ngành nghề: Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

(2) Về kiến thức chuyên môn:

- Hiểu biết sâu rộng về pháp luật: Am hiểu các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Thuế, Luật Đầu tư...

- Kiến thức về quy định nội bộ: Hiểu rõ các quy định, quy chế nội bộ của doanh nghiệp.

- Khả năng cập nhật thông tin: Luôn cập nhật những thay đổi mới nhất của pháp luật và các quy định liên quan.

(3) Về các kỹ năng, bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng làm việc độc lập, Kỹ năng ngoại ngữ.

(4) Một số yêu cầu khác:

- Tính cách: Cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Khả năng làm việc nhóm: Làm việc tốt trong môi trường nhóm và có khả năng hợp tác với các bộ phận khác.

- Sáng tạo: Có khả năng đưa ra các giải pháp pháp lý sáng tạo và hiệu quả.

(có 1 đánh giá)
Theo Trần Thanh Rin
2.200