Có nên học luật không?

(có 2 đánh giá)

Tôi có dự định theo ngành Luật, xin hỏi là học Luật thì có thể làm những công việc gì? Có nên học Luật không? - Phương Anh (Phú Thọ)

1. Công việc cho người học luật

Với bằng tốt nghiệp trường luật, cử nhân có thể làm những việc sau đây: 

- Luật sư;

- Thẩm phán;

- Kiểm sát viên;

- Thư ký tòa án;

- Chuyên viên pháp lý;

- Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước;

- Pháp chế doanh nghiệp;

- Công chứng viên;

- Giảng viên;

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Chấp hành viên;

- Quản tài viên;

- Báo cáo viên pháp luật;

- Thư ký luật sư;

- Trọng tài viên,..

Có nên học luật không?

Có nên học luật không? (Hình từ Internet)

2. Tố chất người học luật cần có

2.1. Thích đọc sách

Đây là thói quen tốt dành cho người có ý định học luật. Việc bạn có thói quen đọc sách giúp bạn có được phản xạ tốt khi tiếp xúc với các mặt chữ.

Đọc sách nhiều khiến cho tốc độ đọc, khả năng tóm tắt và thu thập thông tin cũng sẽ tốt dần lên qua năm tháng. 

Với đặc thù ngành học này đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều với hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, với những tố chất sẵn có khi có thói quen đọc, bạn sẽ dễ dàng bắt nhịp với ngành học và có điều kiện để tiến xa hơn trong nghiên cứu, học thuật so với bạn bè cùng khóa. 

2.2. Học tốt các môn tự nhiên

Với quan niệm học Luật là các điều Luật khô khan không phù hợp với người thuộc môn tự nhiên thì đây chưa hẳn là một nhận định đúng.

Việc học tốt các môn học xã hội chỉ là điều kiện cần để học luật, và điều kiện đủ chính là việc bạn có tư duy logic hay không.

Và việc tư duy logic có tốt hay không chính là thông qua kết quả học tập các môn học tự nhiên ở trường phổ thông, đặc biệt là môn Toán.

Khi phát triển được tư duy logic thì cái nội dung luật khô khan có thể trở nên xúc tích dễ hiểu đối với người học. 

Mà con người có logic nhạy bén, biểu hiện rõ nhất chính là kết quả học tập các môn học tự nhiên. 

Do đó, học tốt các môn tự nhiên là một yếu tố giúp bạn biết có nên học Luật không.

2.3. Có khả năng phản biện tốt

Luật là ngành học đòi hỏi sự phản biện cao, một người có tư duy logic tốt là một người có tố chất để tranh luận tốt. Cộng với điều kiện cần là học tốt các môn xã hội, lúc đó bạn đã hội tụ gần đủ kỹ năng để “sống” tốt ở trường Luật rồi.

Chính vì vậy, việc có thói quen và tư duy phản biện xã hội chính là một tố chất rất tốt quyết định bạn có thể học tốt, làm tốt, sống tốt với nghề luật hay không.

Từ những câu hỏi mang tính phản biện, sẽ kích thích sự tò mò của trí não và chính bạn sẽ đi tìm câu trả lời cho chính mình bằng những bài nghiên cứu của các chuyên gia, từ những phân tích của những luật sư có uy tín… dần dần những câu hỏi của bạn sẽ được làm rõ, bạn sẽ có nhận thức riêng về vấn đề mà bạn quan tâm chứ không đơn thuần là chỉ nghe, đọc và chỉ để biết.

2.4. Lập trường vững nhưng không bảo thủ

Học luật đòi hỏi người học phải có lập trường vững để không quá dễ bị người khác tác động vào nội dung mình đang nói hay thay đổi lập trường một cách nhanh chóng dễ dàng.

Tuy nhiên, người học luật cũng không được phép bảo thủ bởi mọi vấn đề đối với người học luật đều có rất nhiều mặt đòi hỏi người học Luật phải tùy tình huống và góc nhìn để nhận xét là phát hiện cái sai của bản thân từ đó tiến bộ hơn trong nghiên cứu, trong công việc.

2.5 Thích tìm hiểu kiến thức xã hội

Luật là ngành học xã hội chứa đựng nhiều thông tin và liên quan mật thiết đến đời sống, hoạt động sống của người xung quanh do đó mà luật có rất nhiều chuyên ngành, nhiều kiến thức. 

Một người có khả năng tìm hiểu kiến thức xã hội sẽ giúp bản thân có một lượng kiến thức để có đủ góc nhìn về xã hội dễ dàng tiếp cận với quy định pháp luật.

3. Có nên học luật không?

Với số lượng công việc nhiều đa dạng cùng nhiều lĩnh vực khi học luật bạn có thể thử nghiệm với nhiều nghề nghiệp, nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Bên cạnh tất cả các yếu tố trên thì đam mê là điều kiện cần để học luật bởi bất kỳ việc gì thì phải đáp ứng được đam mê là điều kiện giúp ngành học trở nên dễ dàng hơn và cho thấy sự phù hợp của bạn với ngành học. 

Qua các nội dung trên, các bạn sẽ có cho mình câu trả lời về việc có nên học luật không.

(có 2 đánh giá)
Ngọc Nhi
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.776 
Việc làm mới nhất