Trượt phỏng vấn thực tập: Nguyên nhân từ đâu?
Thực tập sinh là vị trí công việc không đòi hỏi kinh nghiệm nhưng nhiều ứng viên vẫn bị đánh trượt. Nguyên nhân từ đâu vậy?
Ai cũng hiểu vị trí thực tập sinh chính là bước đệm để sinh viên tiếp xúc với công việc chính của mình sau này. Thực tập sẽ cho bạn trải nghiệm cảm giác được làm nhân viên văn phòng, tiếp xúc môi trường công sở hay gặp gỡ đồng nghiệp, người thầy đầu tiên ở trường đời.
Đối với sinh viên Luật thì mọi người thường sẽ chọn các môi trường thực tập như: Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng luật sư. Tuy nhiên có nhiều bạn xác định con đường tương lai rõ hơn cũng như mong muốn các vị trí cao hơn thì sẽ ứng tuyển vị trí thực tập sinh tại các doanh nghiệp, ngân hàng. Vị trí TTS pháp chế, TTS quản lý rủi ro tài sản,... Đây là vị trí công việc không đòi hỏi kinh nghiệm nhưng nhiều bạn cũng không thể vượt qua vòng gửi xe. Thế nên hôm nay Nhân Lực Ngành Luật sẽ “điểm mặt đặt tên” các nguyên nhân này để ứng viên có thể lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng.
Có 3 lý do cơ bản khiến ứng viên bị đánh trượt:
1. CV không nổi bật
Nhiều bạn sẽ thắc mắc là: Em mới ra trường làm sao biết tạo CV sao cho nổi bật. Thì câu trả lời là chẳng có một trường lớp nào dạy bạn tạo 1 chiếc CV hoàn chỉnh nhưng trên mạng có hằng hà sa số tip, hướng dẫn, mẹo tạo CV. Thậm chí có những web đã có templates CV sẵn và việc của bạn chỉ cần đổi màu theo sở thích và điền thông tin vào.
CV là bộ mặt của mỗi ứng viên nên dù vị trí thực tập sinh không yêu cầu gì nhiều nhưng ít ra CV của bạn phải chỉnh chu: màu sắc phối vừa mắt, thông tin đầy đủ, không sai chính tả. Một điểm mà khiến CV bị loại chính là để trống các hoạt động nổi bật khi đi học.
Nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm, nhưng bạn phải thể hiện được điểm đặc biệt, khác biệt, riêng biệt của bạn, bạn có thể ghi tất cả những hoạt động bạn tham gia ở trường lớp, những thành tích bạn đã đạt được. Còn nếu như bạn không có kinh nghiệm gì, đến cả những hoạt động ngoại khóa bạn còn chẳng tham gia và việc học bạn cũng chả ra đâu vào đâu thì chúng tôi không cứu bạn được rồi.
2. Thiếu tự tin
Phần này là lúc bạn đã vượt qua vòng loại CV nhưng khi gặp mặt trực tiếp NTD để trao đổi công việc thì bạn lại thể hiện mình thiếu tự tin đến mức NTD không có đủ tin tưởng để nhận bạn.
Đi phỏng vấn trong tâm thế lo lắng sẽ khiến bạn khó khăn trong việc giao tiếp với nhà tuyển dụng. Hơn nữa, ngôn ngữ cơ thể, mình hay gọi là body language cũng là yếu tố rất quan trọng để đánh giá.
Ví dụ nhé, bạn nói “Em đánh giá bản thân là một người khá tự tin và giao tiếp tốt”, nhưng mắt bạn lại không nhìn thẳng mà trốn tránh, hay nét mặt căng thẳng chẳng hạn, họ sẽ biết bạn chắc chắn không phải một người tự tin như bạn nói. Thế là lại bị đánh trượt thôi.
3. Thiếu sự chuẩn bị
Thiếu sự chuẩn bị dẫn đến bị trượt phỏng vấn là điều dĩ nhiên mà đúng không. Bạn chỉ nộp hồ sơ, chờ phỏng vấn mà không tìm hiểu công ty, vị trí bạn làm, về văn hóa, sản phẩm, chỗ đứng của công ty trên thị trường. Nói chung kiến thức của bạn vê NTD bằng không và bạn bị động trong tất cả các câu hỏi liên quan thì liệu người ta có nhận bạn vào làm không.
Nên ít nhiều không biết tường tận về công ty bạn cũng phải nắm được các thông tin cơ bản như: tên đầy đủ công ty, công ty có thuộc tập đoàn nào không, vị trí công ty, công ty kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực nào,... và thể hiện tâm thế sẵn sàng khi làm việc thì đó là một điểm cộng với nhà tuyển dụng.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Cập nhật 3 tháng trước -
Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn phổ biến và cách trả lời
Cập nhật 4 tháng trước -
Các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết
Cập nhật 8 tháng trước -
Nằm lòng 7 điều này bạn sẽ rất tự tin khi phỏng vấn
Cập nhật 2 năm trước -
Bạn đã hiểu đúng về câu hỏi phỏng vấn: “Mục tiêu 05 năm tới của em là gì?”
Cập nhật 4 tháng trước -
Bị lấn át trong cuộc phỏng vấn? Làm sao để đảo ngược tình thế?
Cập nhật 3 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước