Các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết
Tôi muốn biết để có thể chinh phục nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn xin việc thì ứng viên cần phải nắm những bí quyết nào? – Kim Khánh (Lâm Đồng)
- 1. Các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết
- a. Trang phục chỉnh chu, chuyên nghiệp.
- b. Hãy biết lắng nghe, ghi nhớ các thông tin từ nhà tuyển dụng
- c. Chỉ nói khi cần thiết và nói vừa đủ
- d. Luôn sử dụng ngôn từ lịch sự trong suốt buổi phỏng vấn
- đ. Điều khiển thái độ ứng xử trong buổi phỏng vấn
- e. Phong thái điềm tĩnh, tự tin và lạc quan
- 2. Các nguyên tắc cần có của một ứng viên khi đi phỏng vấn
- a. Nguyên tắc 1: Không bao giờ đi trễ
- b. Nguyên tắc 2: Trang phục phải luôn gọn gàng
- c. Nguyên tắc 3: Tìm hiểu kĩ về công ty mình đang ứng tuyển
- d. Nguyên tắc 4: Luôn thành thật
- đ. Nguyên tắc 5: Thể hiện thái độ tôn trọng với bất kỳ ai bạn bắt gặp.
- e. Nguyên tắc 6: Trả lời phỏng vấn với một phong thái thật tự tin
Việc ứng viên nắm được các kỹ năng, bí quyết cần thiết để chinh phục nhà tuyển dụng sẽ tạo ra một lợi thế vô cùng lớn so với các ứng viên khác không có sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng tiếp nhận các thách thức mà các nhà tuyển dụng có thể đưa ra trong buổi phỏng vấn để kiểm tra năng lực, thái độ, phản ứng xảy lý tình huống,…
Các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết (Hình từ Internet)
Vậy trong hành trang của mình, các ứng viên cần phải có các bí quyết như thế nào để có thể trải qua một buổi phỏng vấn với nhiều thách thức từ nhà tuyển dụng?
Sau đây là một số bí quyết để có thể chinh phục nhà tuyển dụng:
1. Các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết
a. Trang phục chỉnh chu, chuyên nghiệp.
Ứng viên có một vẻ ngoài chỉn chu và chuyên nghiệp sẽ cho thấy được sự tôn trọng của mình dành cho nhà tuyển dụng, thể hiện sự mong muốn, nghiêm túc có được vị trí công việc đã đăng ký ứng tuyển.
Ứng viên có thể mặc các trang phục công sở thường phù hợp với những buổi phỏng vấn. Nếu vị trí ứng tuyển cần thể hiện nổi bật cá tính, thì có thể linh hoạt lựa chọn trang phục ít trang trọng hơn nhưng vẫn phải đảm bảo tính nghiêm túc, chỉnh chu của mình.
b. Hãy biết lắng nghe, ghi nhớ các thông tin từ nhà tuyển dụng
Cụ thể trong một buổi phòng vấn, dù ít hay nhiều thì các nhà tuyển dụng sẽ cung cấp thông tin một cách trực tiếp hay gián tiếp về công việc, đồng nghiệp, cấp trên, người quản lý của bạn hay văn hóa công ty…
Để hiểu được tổng quát các thông tin lien quan công việc đang ứng tuyển, ứng viên cần chú ý lắng nghe, chắt lọc các thông tin cần thiết và cốt lõi có lên quan; không nên bỏ qua thông tin nào, nếu khôn nghe rõ hoặc không hiểu thì hãy mạnh dạn hỏi lại nhà tuyển dụng.
Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ là nói chuyện tốt mà cũng cần cả khả năng lắng nghe và đưa ra các câu hỏi khai thác về đề tài liên quan. Qua câu hỏi đó, nhà tuyển dụng sẽ có mức độ đánh giá khả năng lắng nghe của ứng viên đồng thời xác định được ứng viên có thật sự quan tâm thực sự đến vị trí ứng tuyển này hay không.
c. Chỉ nói khi cần thiết và nói vừa đủ
Với những câu trả lời lan man, không đúng trọng tâm vấn đề nhà tuyển dụng đưa ra sẽ khiến ứng viên mất điểm trước mắt nhà tuyển dụng.
Để “nói đúng và nói đủ”, ứng viên cần nắm rõ phần mô tả công việc, yêu cầu công việc là gì, những điểm mạnh của mình phù hợp với yêu cầu đó ra sao thông qua những thông tin cơ bản trong tin tuyển dụng. Ngoài ra, ứng viên cần tìm hiểu trước về công ty và những câu hỏi phỏng vấn cơ bản để không bất ngờ hay nói lạc đề khi trả lời.
d. Luôn sử dụng ngôn từ lịch sự trong suốt buổi phỏng vấn
Ứng viên luôn phải thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch thiệp của mình trong từng lời nói, từng câu trả lời trong suốt buổi phỏng vấn.
Hãy nhớ một điều, việc dùng tiếng lóng hay nhận xét không phù hợp liên quan đến tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tôn giáo và chính trị trước mặt nhà tuyển dụng sẽ khiến cơ hội trúng tuyển của ứng viên sẽ thấp đi.
Ngoài ra, việc điều chỉnh mức độ thân thiện của ứng viên sao cho phù hợp với thái độ của nhà tuyển dụng cũng là một điều cần chú ý. Truyền năng lượng và sự nhiệt huyết vào các câu trả lời là rất quan trọng, tuy nhiên đừng vượt quá giới hạn cần thiết.
đ. Điều khiển thái độ ứng xử trong buổi phỏng vấn
Thái độ ứng xử trong buổi phỏng vấn là yếu tố quan trọng dẫn bạn đến cánh cửa thành công. Ứng viên cần cân bằng giữa sự tự tin, tài năng và lòng khiêm tốn.
Đừng thể hiện tính tự mãn “lấn át”, cao ngạo ngay cả khi đang nhấn mạnh thành tích của mình.
e. Phong thái điềm tĩnh, tự tin và lạc quan
Hãy thể hiện phong thái điềm tĩnh, tự tin và lạc quan trong suốt buổi phỏng vấn. Một khi có niềm tin mìn là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí công việc đó nhất so với những ứng viên còn lại, ứng viên sẽ tìm được cách chứng minh điều đó với nhà tuyển dụng!
2. Các nguyên tắc cần có của một ứng viên khi đi phỏng vấn
a. Nguyên tắc 1: Không bao giờ đi trễ
Đây là nguyên tắc “vừa dễ vừa khó”, là điều bất kỳ ai tìm việc làm cũng phải biết và tuân theo. Nếu nhà tuyển dụng bị ứng viên làm mất thì gian thì gần như tỉ lệ trúng tuyển vào vị trí công việc đó sẽ thấp hoặc tệ hơn là không còn.
Để tránh những trường hợp xấu nhất thì ứng viên đến nơi phỏng vấn trước 15 phút hoặc 30 phút nếu muốn chắc chắn.
b. Nguyên tắc 2: Trang phục phải luôn gọn gàng
Đây vừa là nguyên tắc và là bí quyết chính phục nhà tuyển dụng đã được đề cập ở trên. Sẽ không nhà tuyển dụng nào chấp nhận một ứng viên khi đi xin việc mà ăn mặc quần áo lôi thôi, màu mè, đầu tóc không gọn gàng.
Vì vậy muốn xin việc làm thành công thì tác phong cũng như trang phục đều phải thật chuẩn và đúng với phong cách của một người luôn luôn nghiêm túc trong mọi lĩnh vực
Có thể một số ngành nghề về sáng tạo, nghệ thuật thì không cần cân nhắc nhiều đến yếu tố này nhưng những trang phục công sở sẽ mang lại sự thoải mái và thân thiện ở bất cứ môi trường nào.
c. Nguyên tắc 3: Tìm hiểu kĩ về công ty mình đang ứng tuyển
Ứng viên luôn luôn phải hiểu rõ mình đang nộp cho công ty gì, phòng ban nào, vị trí ứng tuyển nào, họ cần gì ở mình. Nên nhớ, mỗi công ty có một văn hóa khác nhau, tầm nhìn khác nhau và điều kiện ứng tuyển cũng có thể khác nhau đôi chút. Mỗi công việc lại cần một kĩ năng, kinh nghiệm và những tính cách riêng.
Do đó phải tìm hiểu thật kĩ trước khi nộp cho bất cứ công ty nào để có thể thu hút được nhà tuyển dụng.
d. Nguyên tắc 4: Luôn thành thật
Hiện nay, ứng viên có xu hướng mô tả đề cao mình hơn khi viết vào CV hay hồ sơ xin việc. Thực ra, những thông tin của CV không chỉ để dùng ở vòng 1 mà sau này sẽ được sử dụng cho vòng phỏng vấn nữa.
Vì vậy, nếu thông tin được đề cập tại CV cố ý nói sai sự thật hoặc thể hiện một cái thái quá thì dù có lọt qua vòng nộp đơn thì bạn cũng sẽ bị phát hiện ra ở vòng phỏng vấn, thậm chí lại mất điểm trầm trọng trong buổi phỏng vấn xin việc nữa đó.
đ. Nguyên tắc 5: Thể hiện thái độ tôn trọng với bất kỳ ai bạn bắt gặp.
Nhà tuyển dụng có thể xem xét thái độ của bạn đối với những người mà bạn bắt gặp trước, trong và sau khi cuộc phỏng vấn diễn ra.
e. Nguyên tắc 6: Trả lời phỏng vấn với một phong thái thật tự tin
Sự tự tin biểu hiện từ giọng nói cho tới cử chỉ sẽ khiến hội đồng tuyển dụng có cảm tình với bạn nhiều hơn. Trước khi vào phỏng vấn, hãy nhớ hít một hơi thật sâu để tạo cho mình một phong thái tự tin nhất có thể.
Ngoài ra, giao tiếp với họ bằng mắt và nụ cười, bắt tay thì đừng quá chặt và cũng đừng quá long trọng
Tags:
chinh phục nhà tuyển dụng nhà tuyển dụng ứng viên bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng vị trí công việc phỏng vấn nguyên tắc-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước