Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Giới thiệu bản thân là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong buổi phỏng vấn. Một phần giới thiệu ấn tượng không chỉ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn tự tin hơn trong suốt quá trình phỏng vấn.
Dưới đây là bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.
1. Tại sao phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?
Mở đầu buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường dành cơ hội cho ứng viên giới thiệu sơ lược về bản thân. Đây không chỉ là một thủ tục thông thường mà còn là dịp để ứng viên tạo ấn tượng ban đầu, thể hiện sự tự tin và phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Thông qua phần giới thiệu, nhà tuyển dụng không chỉ nắm bắt thông tin cá nhân mà còn đánh giá được thái độ, cách ứng xử và mức độ tự tin của ứng viên. Thêm nữa, nó còn cho thấy được sự tương tác giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, và giúp họ cân nhắc mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc cũng như văn hóa công ty. Từ đó, có thể đưa ra quyết định tuyển dụng thích hợp nhất.
Ngoài ra, việc giới thiệu bản thân cũng chính là cơ hội cho ứng viên thể hiện với nhà tuyển dụng được những điểm mạnh cũng như sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Và còn để cho nhà tuyển dụng thấy ứng viên là người phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng.
2. Các nội dung cần có trong bài giới thiệu cơ bản
(1) Lời chào và cảm ơn:
Trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân, ứng viên nên gửi một lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Điều này sẽ khiến cho họ thấy được tôn trọng và dành nhiều lời đánh giá tích cực. Ngoài ra, việc gửi lời cảm ơn trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn sẽ tạo được cảm giác cho nhà tuyển dụng rằng ứng viên là một người lịch sự, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Ví dụ: "Xin chào anh/chị, đầu tiên em rất cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để phỏng vấn em cho vị trí nhân viên Marketing."
(2) Giới thiệu bản thân:
Giới thiệu về họ tên, tuổi, bí danh (nếu có). Đồng thời, ứng viên nên nhấn mạnh hơn về nền tảng học vấn, kỹ năng nổi bật của bản thân trước tiên để gây ấn tượng ngay lập tức với nhà tuyển dụng.
Ví dụ: "Em là Nguyễn Văn A, 22 tuổi. Em vừa tốt nghiệp Cử nhân Marketing tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào tháng 7 vừa qua. Em yêu thích công việc liên quan tới chuyên ngành Marketing bởi tính sáng tạo, linh hoạt và đổi mới không ngừng. Bản thân em cũng là một người có tư duy mới mẻ, năng động, sáng tạo và xử lý tình huống tốt"
(3) Kinh nghiệm làm việc (nếu có):
Tóm tắt những kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nhấn mạnh những thành tích nổi bật và kỹ năng đã được rèn luyện.
* Đối với ứng viên mới ra trường (chưa có kinh nghiệm):
Ứng viên nên nhấn mạnh về thành tích, các điểm mạnh và những kỹ năng có được từ các hoạt động xã hội hay hoạt động tình nguyện từng tham gia. Hãy chỉ ra các trải nghiệm này đã giúp bạn học hỏi được những gì, tích lũy được kinh nghiệm nào.
* Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm:
Ứng viên nêu rõ nơi làm việc, vị trí làm việc, những thành tích đã đạt được trong quá trình làm việc (nếu có) và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc tại công ty cũ.
(4) Kỹ năng và sở trường:
Nêu rõ những kỹ năng cứng và mềm mà bản thân sở hữu, đặc biệt là những kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc.
(5) Mục tiêu nghề nghiệp và lý do ứng tuyển:
Chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân và lý do chọn ứng tuyển vào vị trí này.
Đây là phần giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty không, hay chỉ muốn học tập và trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc.
Ứng viên nên xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn của bản thân. Ngoài việc vạch rõ đường hướng phát triển cho bản thân, thì nó còn để nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của ứng viên khi luôn có những định hướng rõ ràng cho tương lai.
(6) Kết thúc bằng nguyện vọng hiện tại và lời cảm ơn
Tóm tắt lại những điểm chính và khẳng định sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.
Đồng thời, gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã lắng nghe. Bằng cách này, bạn vừa có thể kết thúc phần giới thiệu bản thân không quá đơn điệu mà còn có thể ghi điểm lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng.
Ví dụ: "Em tin rằng với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, em sẽ là một ứng viên phù hợp cho vị trí này. Em rất mong được làm việc cùng với anh/chị và đội ngũ của công ty. Cảm ơn anh/chị đã lắng nghe"
Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn (Hình từ internet)
3. Lưu ý khi giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
Khi giới thiệu bản thân, ứng viên cần lưu ý:
- Trình bày ngắn gọn, súc tích: Tránh lan man, tập trung vào những thông tin quan trọng nhất.
- Tự tin, mạch lạc: Nói chậm rãi, rõ ràng và thể hiện sự tự tin.
- Thật thà, chân thành: Tránh nói quá hoặc phóng đại những gì mình có.
- Kết nối với nhà tuyển dụng: Sử dụng những từ ngữ thể hiện sự nhiệt huyết và mong muốn được làm việc tại công ty.
- Tập luyện trước: Luyện tập nhiều lần trước gương hoặc với bạn bè để tự tin hơn.
- Tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển: Điều này sẽ giúp ứng viên đưa ra những thông tin phù hợp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tags:
giới thiệu bản thân nhà tuyển dụng phỏng vấn giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước