Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm?

(có 3 đánh giá)

Cho tôi hỏi đối với ngành luật thì hiện nay thời gian đào tạo của ngành này là bao lâu? Có phải là 04 năm hay không? - Duy Khánh (Bến Tre)

1. Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm?

Hiện nay, ngành luật là ngành được đào tạo chủ yếu ở bậc đại học. Theo đó thì thời gian đào tạo ngành luật hiện nay là 04 năm, trong đó cơ bản sẽ có 3,5 năm là đào tạo kiến thức và 0,5 năm là thời gian để sinh viên tham gia thực tập, hoàn thành bài khóa luận của mình.

Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm?

Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành luật

Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật thì có thể tiếp cận với các cơ hội và lĩnh vực nghề nghiệp như sau:

(1) Luật sư

Tuy nhiên để trở thành luật sư thì bạn cần phải tham gia khóa đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp.

Một luật sư có thể làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân chuyên về luật hoặc cũng có thể tự mở văn phòng riêng. Luật sư cũng có nhiều cơ hội công việc thứ 2, thứ 3 ngoài công việc chính. Đó chính là đảm nhiệm tư vấn pháp luật cho các công ty hay tập đoàn.

(2) Công chứng viên

Bạn có thể làm việc ở phòng công chứng nhà nước hoặc công chứng tư nhân. Các công việc của một công chứng viên là xác thực tính hợp pháp của tài liệu pháp luật.

Để trở thành một công chứng viên, bạn cần công tác trong ngành luật ít nhất 5 năm. Ngoài ra, ngành này cũng tiếp xúc rất nhiều người cũng như nhiều loại hồ sơ nên cần phải có kỹ năng mềm nhất định. Dù làm nhà nước hay tư nhân, thì mức lương của ngành cũng không dưới 10 triệu đồng/tháng.

(3) Thư ký tòa án

Thư ký tòa án, về bản chất cũng như thư ký doanh nghiệp. Đây là nhân sự được tòa án tuyển dụng. Họ được đào tạo nghiệp vụ thư ký và đảm nhiệm nhiều công việc. Điển hình nhất là ghi chép biên bản, tống đạt các văn bản tố tụng. Họ cũng chịu trách nhiệm nhận, giữ và sắp xếp các tài liệu của phiên tòa.

Đồng thời, thư ký tòa án còn thực hiện những công việc trước khi mở phiên tòa. Họ có trách nhiệm phổ biến nội quy phiên tòa, báo cáo với hội đồng xét xử về tình hình có mặt hay vắng mặt của những người được triệu tập. Đồng thời, thực hiện thêm các công việc tố tụng khác theo sự phân công của lãnh đạo tòa án.

(4) Kiểm sát viên

Đây đều là những chuyên gia pháp luật và buộc phải có bằng cử nhân luật. Không những thế, để làm được nghề này thì bạn cũng cần trang bị thêm một số nghiệp vụ về công an hoặc điều tra tội phạm. Nghề này cũng đòi hỏi sự công minh và liêm chính, đạo đức và bản lĩnh. Đây là những đại diện pháp lý trong quá trình truy tố theo đúng hệ thống tố tụng thẩm vấn.

(5) Thẩm phán

Để trở thành thẩm phán thì bạn cần phải trở thành Thư ký và có thời gian đào tạo, làm việc và thi tuyển.

Thẩm phán là mơ ước của nhiều sinh viên học luật mới ra trường. Nếu bạn hỏi học luật ra làm gì, thì đây mà một công việc rất cao quý. Thẩm phán – chân dung của họ chính là người cầm cân nảy mực cho 1 phiên tòa. Họ có trách nhiệm duy trì công lý cũng như thực thi pháp luật.

Thẩm phán sẽ có rất nhiều quyền lực, thậm chí đó là danh vọng hay địa vị. Nhưng công việc này cũng đồng thời đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm. Để được làm thẩm phán thì mọi người đều phải học nâng cao lên thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ.

(6) Giảng viên ngành luật

Trở thành giảng viên ngành luật đòi hỏi phải có bằng thạc sĩ tối thiểu hoặc ít nhất, nếu là cử nhân luật loại giỏi thì bạn cũng có cơ hội nhận giữ lại trường. Ngoài kiến thức và kỹ năng sâu rộng, thì giảng viên luật cũng cần có kỹ năng giảng dạy, truyền đạt.

Một giảng viên ngành luật có thể có thu nhập không giới hạn. Vì ngoài trường dạy chính thức, còn có thể nhận thao giảng, thỉnh giảng ở nhiều trường đại học khác nhau.

(7) Chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp

Chuyên viên pháp lý cũng là một trong những công việc mà sinh viên ngành luật nên để tâm tìm hiểu. Chuyên viên pháp lý doanh nghiệp hiện nay rất cần thiết. Vì hiện nay, các doanh nghiệp đều cần một chuyên viên tư vấn luật để đảm bảo quá trình hoạt động đúng pháp luật. Cơ hội việc làm này rất cao và mức lương cũng vô cùng tương xứng, tối thiểu 8 – 10 triệu đồng/tháng.

 

(có 3 đánh giá)
Quốc Đạt
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
8.304 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm luật sư
Click vào đây để xem danh sách Việc làm luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm luật sư
Việc làm mới nhất