Tất tần tật về pháp chế doanh nghiệp
Pháp chế doanh nghiệp là tên gọi chung của bộ phận pháp chế trong một công ty, doanh nghiệp nào đó. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất tần tật về nghề pháp chế doanh nghiệp.
Tổng quan về pháp chế doanh nghiệp
Tất tần tật về pháp chế doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Nhiều người học luật nhưng vẫn mông lung và chưa hình dung được khái niệm này. Vậy nên chúng ta sẽ tách từng nghĩa đen trong cụm từ này và suy ra ý nghĩa tổng quan toàn bộ của pháp chế doanh nghiệp.
- Pháp: là luật, là quy tắc, quy định
- Chế: bao hàm nghĩa là “tạo ra” và nghĩa là “điều tiết, kiểm soát”
Như vậy, có thể hiểu: Pháp chế Doanh nghiệp là vị trí có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ Doanh nghiệp, và điều tiết, kiểm soát hoạt động của Doanh nghiệp tuân thủ theo Luật, bao gồm Luật bên ngoài (Các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các văn bản quy định, quy chế nội bộ do Doanh nghiệp ban hành để quản lý hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và loại trừ các rủi ro pháp lý trong kinh doanh.
Vai trò nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp
- Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp là trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ. Tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản này trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
- Soạn thảo các văn bản pháp lý nội bộ của Doanh nghiệp có thể gồm: Điều lệ, Quy chế, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động, Các Quyết định, Thông báo, Biên bản họp của Lãnh đạo công ty và các phòng ban trong công ty,…
- Giám sát, kiểm soát các hoạt động của các bộ phận trong Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các Quy định, Quy chế nội bộ của Doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo.
- Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền.
Làm sao để đảm nhận vị trí Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp?
- Điều đầu tiên để trở làm chuyên viên pháp chế trong phòng pháp chế doanh nghiệp thì bạn phải có bằng cử nhân luật. Đây là yêu cầu bắt buộc nhé vì ngành luật là ngành đặc thù nên không thể học ngành khác mà làm pháp chế doanh nghiệp được đâu nè.
- Sinh viên ngoài việc có bằng cử nhân luật thì có kinh nghiệm là một lợi thế. Và nên học khóa Luật sư vì các vị trí chuyên viên pháp chế doanh nghiệp đều ưu tiên tuyển người có kinh nghiệm và có thẻ luật sư.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
Việc làm Pháp chế doanh nghiệp
Xem thêm:
-
Pháp chế doanh nghiệp là gì? Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp thực hiện những công việc nào?
Cập nhật 2 tháng trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 2 tháng trước -
Làm Chuyên viên Pháp chế Doanh nghiệp là như thế nào?
Cập nhật 2 tháng trước -
Luật sư và Pháp chế doanh nghiệp: Khác nhau thế nào?
Cập nhật 3 tháng trước -
Mức lương pháp chế doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 11 tháng trước -
Ứng viên cần chuẩn bị gì để vượt qua bài test nhân viên pháp chế doanh nghiệp?
Cập nhật 1 năm trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước