Tại sao nói Nhân viên pháp lý là nghề “gác cổng” cho doanh nghiệp?

(có 2 đánh giá)

Vị trí Nhân viên pháp lý quan trọng như thế nào mà được nhiều người ví là nghề "gác cổng" của mỗi doanh nghiệp?

>> Cơ hội việc làm cho vị trí Nhân viên pháp lý

>> Chuyên viên pháp lý là gì? Vai trò của Chuyên viên pháp lý?

1. Lý do nói Nhân viên pháp lý là nghề “gác cổng” cho doanh nghiệp?

Ngày nay, khi nền kinh tế được mở cửa, thị trường trở nên biến động khiến hầu hết các ông chủ đều muốn đảm bảo an toàn và phát triển cho doanh của mình. Có bộ phận pháp lý và nhân viên pháp lý doanh nghiệp thì đơn vị, công ty có thể yên tâm kinh doanh. Do đó, vị trí này đang có sức ảnh hưởng rất lớn đến chu trình hoạt động. Thậm chí là sự sống còn của công ty, doanh nghiệp.

 Nhân viên pháp lý

Khi công ty ký kết hợp đồng với một đối tác nào đó thì nhân viên pháp lý là người vào cuộc đầu tiên. Họ phải tìm hiểu kỹ về đối tác đến từng chi tiết cụ thể. Chỉ khi nào chắc chắn không có vấn đề gì thì tiến hành hợp tác.

Một số chủ doanh nghiệp không ngại khẳng định: “Chỉ cần nhân viên pháp lý có chút nghi vấn cũng đủ cứu cho đơn vị một bàn thua trông thấy. Vì chỉ cần một sơ hở trong hợp đồng có thể gây thiệt hại hàng trăm đến hàng tỷ đồng”.

Có thể nói, nhân viên pháp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điều này, còn được thể hiện rõ qua khâu đối nội. Đó là sự nhạy bén, nhanh chân tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền cho công ty. Đồng thời, cũng là nơi quản lý hồ sơ đạt chất lượng cao…

Ngoài ra, nhân viên pháp lý còn phải tư vấn lãnh đạo, trưởng các phòng ban tiến hành công việc theo đúng hướng, đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký. Với sự am hiểu luật kinh tế, các chuyên viên này trợ giúp vấn đề xử lý tài chính, thu hồi công nợ trong và ngoài nước, hạn chế tối đa việc phải ra trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Trở thành Nhân viên pháp lý bạn cần những yếu tố nào?

Để trở thành một nhân viên pháp lý, bạn cần xây dựng cho mình những kỹ năng cần thiết sau:

  • Tính cẩn thận chính xác, chi tiết trong xử lý công việc
  • Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm
  • Có khả năng đàm phán, thuyết trình, thiết lập các mối quan hệ
  • Có khả năng thích ứng và chịu áp lực cao
  • Ngoài những kỹ năng cần xây dựng và rèn luyện, bạn cần có trình độ chuyên môn tốt. Chịu khó học hỏi để thích ứng với nền kinh tế liên tục đổi mới và phát triển như hiện nay.

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Tìm việc làm Pháp lý

(có 2 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.127 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý
Việc làm mới nhất