Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý là vị trí công việc quan trọng và cần thiết trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Rất nhiều bạn trẻ đam mê và định hướng theo đuổi ngành nghề này. Hôm nay NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết con đường trở thành một Chuyên viên pháp lý.
Bước 1: Học và tốt nghiệp trường luật
- Như những nghề luật khác, chuyên viên pháp chế hằng ngày phải tiếp xúc các vấn đề liên quan đến luật pháp. Vì vậy, trước khi trở thành một chuyên viên pháp lý đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng về pháp luật và cách áp dụng pháp luật. Trường luật chính là nơi cung cấp cho bạn những kiến thức đó.
- Hiện nay có khá nhiều trường đào tạo Luật trên khắp cả nước. Trong đó các trường đào tạo chuẩn đạt top và sinh viên ra trường tỉ lệ có việc làm cao phải kể đến như: Đại học Luật TPHCM, Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – ĐHQG, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Luật Huế,…
- Các trường luật thường có điểm chuẩn đầu vào ở mức khá cao từ 19 – 26 diểm. Do đó, tùy vào học lực mà bạn cân nhắc chọn trường cho phù hợp.
Bước 2: Học lớp luật sư
- Đây không phải là điều kiện bắt buộc để trở thành một chuyên viên pháp lý cho doanh nghiệp. Thực ra, pháp chế không có một tiêu chuẩn và yêu cầu chung bắt buộc nào.
- Tuy nhiên hầu hết trên 80% nhà tuyển dụng tuyển vị trí Chuyên viên pháp lý đều ưu tiên ứng viên đã hoàn thành lớp đào tạo nghề Luật sư, hoặc tốt nghiệp cao học ngành Luật,… Bởi vì tính chất đặc thù nghề nghiệp người làm pháp chế cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn, tư duy, lý luận tốt thì mới có kinh nghiệm xử lý các tình huống pháp luật trong doanh nghiệp. Nên việc học thêm lớp đào tạo Luật sư sẽ giúp mở rộng cơ hội trở thành Chuyên viên pháp chế. Không bắt buộc nhưng học Luật sư quả thật rất cần thiết trong quá trình làm nghề.
Bước 3: Apply vào vị trí pháp chế
Hiện nay, khá nhiều công ty tuyển dụng vị trí chuyên viên pháp chế, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn. Thông thường, yêu cầu cho một chuyên viên pháp chế như sau:
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật
- Có kinh nghiệm;
- Kỹ năng thương lượng & giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng tư vấn, soạn thảo các văn bản, Hợp đồng…
- Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt…
Một trong những “bí kiếp” để có thể gần hơn với công việc vị trí Chuyên viên pháp lý đó là bắt đầu bằng vị thí thực tập sinh. Để có được những kỹ năng cần thiết cho công việc cũng như làm đẹp CV, bạn nên lựa chọn đi thực tập từ sớm. Việc đi thực tập từ sớm không chỉ giúp bạn trang bị những kỹ năng hành nghề cần thiết mà còn giúp bạn “trang trí” cho CV thật đẹp khi ứng tuyển vào vị trí chính thức.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước