Legal Executive là gì? Mô tả công việc của Legal Executive
Tôi muốn biết thuật ngữ “Legal Executive” là tên gọi của vị trí công việc nào? Legal Executive sẽ phải làm các công việc như thế nào? – Văn Tâm (Quảng Bình)
Legal Executive là thuật ngữ tiếng anh chỉ những người làm trong vị trí chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế của một doanh nghiệp. Họ có vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp.
1. Legal Executive là gì?
Legal Executive (hay chuyên viên pháp lý) là vị trí công việc có vai trò quyết định và định hướng cho doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến pháp lý và quy chế theo quy định của pháp luật. Họ là những người sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động dựa trên cơ sở tuân thủ đúng với pháp luật.
Ngoài tên gọi là chuyên viên pháp lý thì vị trí này còn tên khác là chuyên viên pháp chế.
Sở dĩ Legal Executive đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành, hoạt động, phát triển của doanh nghiệp là vì mọi doanh nghiệp đều sẽ được kiểm soát bởi luật pháp. Việc tuân thủ đúng các quy định, pháp chế,… sẽ giúp doanh nghiệp vận hành dễ dàng và trơn tru hơn rất nhiều.
Do đó, để có thể trở thành Legal Executive (hay chuyên viên pháp lý), tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Luật. Bên cạnh đó, cần sở hữu những chứng chỉ được công nhận rộng rãi để ứng tuyển vào các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Bên cạnh yếu tố học thuật buộc phải có ở ngành nghề đặc thù này, để trở thành Legal Executive òn phải luôn liên tục trau dồi những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, phân tích, phản biện,…
2. Mô tả công việc của Legal Executive
Công việc của một Legal Executive (chuyên viên pháp lý) sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến sự hình thành, chuyện của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật.
Cụ thể, họ sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
(1) Thực hiện soạn thảo và kiểm tra sự đúng đắn của hợp đồng
Với nhiệm vụ này, họ sẽ cần thực hiện những công việc như sau:
- Thực hiện những công việc liên quan đến soạn thảo văn bản, soạn thảo các loại tài liệu liên quan đến pháp lý, các loại hợp đồng của doanh nghiệp.
- Kiểm tra và xác thực tính đúng đắn, hợp pháp của những loại hợp đồng và tài liệu đó.
- Đảm bảo các thông tin trong các loại văn bản, tài liệu hoặc hợp đồng của doanh nghiệp luôn có tính chính xác, hợp pháp cao nhất.
- Thực hiện bổ sung, kiểm tra và chỉnh sửa những loại tài liệu cũng như hồ sơ liên quan đến pháp lý nhằm giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được quá trình vận hành theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Tư vấn và cố vấn về những vấn đề liên quan đến pháp luật
Với nhiệm vụ này, Legal Executive (chuyên viên pháp lý) sẽ thực hiện những công việc như:
- Đảm nhiệm vai trò thực hiện nghiên cứu về những điều luật, nghị định,... có liên quan đến lĩnh vực đang hoạt động của doanh nghiệp.
- Đưa ra những sự tư vấn hoặc cố vấn hợp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo cho các quy trình cũng như hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ pháp luật.
(3) Một số nhiệm vụ khác cần thực hiện
Bên cạnh hai nhiệm vụ quan trọng nói trên, Legal Executive (chuyên viên pháp lý) sẽ còn phải thực hiện thêm các công việc hỗ trợ khác trong doanh nghiệp, đơn cử như:
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra và cập nhật những điều lệ cũng như chủ trương mới của doanh nghiệp, đảm bảo những vấn đề này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
- Phối hợp cùng các bộ phận khác xây dựng các quy chế và chính sách liên quan đến quản lý nội bộ doanh nghiệp.
- Là người đóng vai trò cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến kiện tụng hoặc khiếu nại. Bao gồm các vấn đề từ nội bộ cũng như phía bên ngoài doanh nghiệp.
- Cập nhật, thường xuyên nghiên cứu những điều lệ hoặc thông tin mới nhất liên quan đến pháp luật hiện hành. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
3. Yêu cầu chuyên môn và kỹ năng của Legal Executive
Với số lượng công việc được nêu tại phần mô tả công việc thì một Legal Executive sẽ cần phải có một nền tảng kiến thức về chuyên môn vững chắc và có các kỹ năng hỗ trợ khác để có thể hoàn thành tốt các công việc trên.
*Về chuyên môn của Legal Executive:
- Am hiểu các kiếu thức về những vấn đề pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cần có kỹ năng tư vấn liên quan đến pháp luật một cách đúng đắn và chính xác cho các thành viên hoặc chủ doanh nghiệp.
- Có kiến thức, kỹ năng soạn thảo văn bản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn phải biết xây dựng văn bản chế độ (là những loại văn bản sẽ được dùng để áp dụng cho toàn bộ các nhân viên ở trong doanh nghiệp, quy định về từng phạm vi cụ thể trong công việc của họ).
- Nắm chắc các quy trình, thủ tục liên quan đến thẩm định và xử lý tranh chấp, khiếu nại và kiện tụng.
*Về kỹ năng liên quan của Legal Executive:
Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn nói trên, Legal Executive phải có thêm các kỹ năng liên quan khác như sau:
- Kỹ năng bảo mật thông tin: Tức phải có trách nhiệm bảo mật với những công việc và thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỹ năng đàm phán: Là một trong những kỹ năng quan trọng mà Legal Executive cần phải có bởi vì công việc của họ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng làm việc khác nhau bao gồm từ các cơ quan pháp lý đến các nhân sự trong công ty. Do vậy, nếu có kỹ năng đàm phán tốt thì sẽ có thể mang lại được sự thỏa thuận có lợi nhất cho doanh nghiệp.
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để có thể phối hợp nhịp nhàng với những bộ phận khác trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng phân tích cũng như khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, điều này sẽ giúp hạn chế được các tổn thất không đáng có của doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.
Ngoài các kỹ năng trên, các Legal Executive có thể trau đồi thêm các kỹ năng mềm sau đây:
- Khả năng chịu được áp lực cao và thích ứng nhanh với môi trường làm việc.
- Khả năng lắng nghe tích cực và tổng hợp các thông tin cần thiết.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
- Khả năng đưa ra được các phản hồi thích hợp.
- Sự khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ, ngôn từ phản chiếu trong quá trình giao tiếp.
- Khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân và xác định được cảm xúc của người đối diện.
Tags:
Legal Executive Mô tả công việc của Legal Executive Mô tả công việc chuyên viên pháp lý kỹ năng soạn thảo văn bản doanh nghiệp pháp lý kỹ năng mềm chuyên môn-
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 2 tháng trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 2 tháng trước -
Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp lý: Những điều cần biết
Cập nhật 4 tháng trước -
Trường hợp nào luật sư không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý khi nhận vụ việc
Cập nhật 5 tháng trước -
Các lĩnh vực pháp lý phổ biến của công ty luật nước ngoài ở Việt Nam
Cập nhật 5 tháng trước -
Những thuật ngữ tiếng anh pháp lý viết tắt thông dụng thuộc lĩnh vực tố tụng
Cập nhật 8 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước