Review ngành Luật: Không phải chỉ làm Luật sư
Bài viết dưới đây sẽ review ngành Luật, là ngành mà nhiều người thường nghĩ là chỉ làm Luật sư.
- Ngành Luật là gì?
- Ngành Luật học những gì?
- Những tố chất mà một sinh viên Luật nên có
- (1) Tư duy logic, phân tích tổng hợp
- (2) Khả năng nghiên cứu, học hỏi
- (3) Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
- (4) Tính trung thực, chính trực
- Các vị trí cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật
- Ngành Luật học ở đâu?
- * Khu vực miền Bắc
- * Khu vực miền Trung - Tây Nguyên
- * Khu vực miền Nam
Ngành Luật là gì?
Ngành Luật (tên tiếng Anh: Law) là ngành khoa học nghiên cứu về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
Một số chuyên ngành của ngành Luật như:
+ Luật hình sự
+ Luật dân sự
+ Luật hành chính
+ Luật thương mại
+ Luật quốc tế
+ Quản trị – Luật
Luật pháp tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc vận hành một đất nước, tổ chức. Chính vì thế mà khi học Luật, người học sẽ có được sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng hành trình để theo đuổi, gắn bó và phát triển với ngành Luật cũng không hề “màu hồng”.
Ngành Luật học những gì?
Như đã nêu ở trên, sinh viên ngành Luật sẽ được cung cấp khối kiến thức khổng lồ bao quát ở nhiều lĩnh vực, bởi pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ của xã hội. Không chỉ dùi mài kinh sử bằng những kiến thức chuyên môn ngành Luật như: Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ,.. các em còn được học những kiến thức về thực tiễn môi trường pháp luật – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến pháp luật, hay những kỹ năng nghề nghiệp vô cùng hữu ích về đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý; nghiên cứu, phân tích rủi ro pháp lý,…
Đóng vai trò như những cán cân công lý, ngành Luật yêu cầu ở người học khả năng chuyên môn cao, diễn đạt tốt, do đó chương trình học của ngành Luật cũng tích hợp nhiều tiết học thực hành, thi vấn đáp, thuyết trình,… để sinh viên rèn luyện, trau dồi kỹ năng đáp ứng những yêu cầu khắt khe của ngành nghề.
Những tố chất mà một sinh viên Luật nên có
(1) Tư duy logic, phân tích tổng hợp
Luật là một ngành học đòi hỏi tư duy logic, sắc bén để có thể phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý một cách chính xác, khách quan.
Sinh viên cần có khả năng tư duy phản biện, phân tích các vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, đưa ra các lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
(2) Khả năng nghiên cứu, học hỏi
Luật là một ngành học luôn phát triển và thay đổi, do đó sinh viên cần có khả năng nghiên cứu, học hỏi để cập nhật những kiến thức mới nhất.
Khả năng nghiên cứu tốt giúp tìm ra thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian cho việc giải quyết vấn đề.
Sinh viên cần có thói quen đọc sách, tài liệu, tham gia các khóa đào tạo, hội thảo,... để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Đồng thời luôn theo dõi và cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất.
(3) Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Ngành luật đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt để có thể trình bày, giải thích các vấn đề pháp lý một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
Sinh viên cần rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp với các đối tượng khác nhau, từ khách hàng, đối tác đến đồng nghiệp,...
(4) Tính trung thực, chính trực
Luật là ngành học đòi hỏi tính trung thực, chính trực của người làm luật.
Sinh viên cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, không tham nhũng, vụ lợi. Sinh viên cần tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích của người khác.
Các vị trí cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật
Theo học ngành Luật không có nghĩa khi ra trường bạn chỉ có thể làm Luật sư. Ngành Luật mang lại kiến thức pháp lý về các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì thế mà cơ hội việc làm của ngành Luật khá đa dạng, ở cả trong khối cơ quan Nhà nước và cả trong khối doanh nghiệp, với các vị trí việc làm như sau:
- Vị trí việc làm 1: Thư ký, Thẩm tra viên trong Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự, Chuyên viên, Kiểm tra viên trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Công tác pháp luật trong cơ quan Công an nhân dân.
- Vị trí việc làm 2: Chuyên viên pháp chế tại các bộ phận: nhân sự, hành chính, tổng hợp, chính sách, tuyên truyền pháp luật, thư ký lãnh đạo ở các cơ quan: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở, phòng, ban các cấp.
- Vị trí việc làm 3: Chuyên viên pháp lý trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGOs).
- Vị trí việc làm 4: Chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức kinh tế, ở các phòng pháp chế, nhân sự, Ban thư ký lãnh đạo doanh nghiệp.
- Vị trí việc làm 5: Chuyên viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ, trợ lý cho luật sư tại các Công ty Luật, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm hòa giải, Trọng tài thương mại, Trợ giúp pháp lý, Chuyên viên tư vấn ở các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Vị trí việc làm 6: Công tác nghiên cứu, báo cáo viên pháp luật trong các cơ sở đào tạo, đơn vị sự nghiệp nghiên cứu về pháp luật, tư vấn hoạch định chính sách công.
- Vị trí việc làm 7: Cơ hội nâng cao nghề nghiệp sau khi đáp ứng một số quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp:
+ Luật sư: tham gia khóa đào tạo nghề luật sư, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự để cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.
+ Thẩm phán: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Thẩm phán Quốc gia.
+ Kiểm sát viên: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.
- Chấp hành viên: có thời gian công tác thực tiễn, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, đạt kết quả kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Chấp hành viên.
- Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá viên: tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn, đạt kết quả tập sự hành nghề để cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
- Thanh tra viên: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ Thanh tra viên, có năng lực thực hành quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để được bổ nhiệm làm Thanh tra viên.
- Công tác giảng dạy pháp luật: sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn theo quy định.
Xem thêm Việc làm ngành Luật tại đây.
Review ngành Luật: Không phải chỉ làm Luật sư (Hình từ internet)
Ngành Luật học ở đâu?
Vốn là ngành học xuất hiện từ rất sớm và đã được mang vào đào tạo tại nhiều trường đại học; do đó, để tìm kiếm một trường đại học có đào tạo ngành Luật ở mỗi vùng miền là điều vô cùng dễ dàng, dưới đây là một số trường có đào tạo ngành Luật tại 3 miền trên cả nước:
* Khu vực miền Bắc
- Trường Đại học Luật Hà Nội
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Tòa án
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
* Khu vực miền Trung - Tây Nguyên
- Đại học Luật – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Duy Tân
* Khu vực miền Nam
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên về ngành Luật, là ngành mà không phải chỉ ra làm Luật sư mà còn nhiều vị trí việc làm khác, sẽ giúp những ai đang quan tâm đến ngành học này đã có được cái nhìn tổng quát nhất liên quan đến ngành; từ đó biết được bản thân có thực sự phù hợp hay không, cũng như xác định chính xác hơn lộ trình học tập và nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Tags:
ngành Luật Review ngành Luật làm Luật sư sinh viên ngành Luật nghề nghiệp của ngành Luật nghề nghiệp Thẩm phán Kiểm sát viên Chuyên viên pháp lý Ngành Luật học ở đâu-
Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp lý: Những điều cần biết
Cập nhật 2 tháng trước -
Legal Executive là gì? Mô tả công việc của Legal Executive
Cập nhật 9 tháng trước -
Tổng quan về Chuyên viên pháp lý và Chuyên viên pháp chế
Cập nhật 31 ngày trước -
Tại sao nói Nhân viên pháp lý là nghề “gác cổng” cho doanh nghiệp?
Cập nhật 2 năm trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 2 năm trước -
Chuyên viên pháp lý dự án là gì?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước