Xài tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật?
Các trường hợp nhỡ tay chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác không phải là hiếm. Điều đáng nói là chủ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm không chủ động liên lạc ngân hàng giải quyết chuyển trả lại mà tự ý sử dụng tiền đó. Vậy hành vi sử dụng tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật hay không.
>> 10 trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Xài tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật?
Những năm trở lại đây, ngân hàng phát triển mạnh loại giao dịch công nghệ 4.0, các dịch vụ chuyển tiền trực tuyến được đẩy mạnh nhằm giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc giao dịch, mua bán. Thế nên tình trạng chuyển nhầm tiền mất tiền ngày càng nhiều mà thủ tục liên lạc ngân hàng báo nhầm, tra cứu lại khá tốn thời gian và việc lấy lại được còn tùy vào thiện chí của người nhận nhầm nên có nhiều người cho rằng thiệt hại chỉ nằm ở người chuyển còn người nhận cũng không bị gì.
Thế nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 thì việc sử dụng tiền của người khác chuyển khoản nhầm vào tài khoản mình được xem là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. (cụ thể điều 165 BLHS 2015). Hay được xem là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Tại điều 579 Bộ luật Dân sự cũng nêu rõ, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Từ đó có thể kết luận người sử dụng tiền chuyển khoản nhầm vào tài khoản của mình nếu không tìm ra chủ sở hữu thật sự hay không báo cho cơ quan có thẩm quyền (Ngân hàng) thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Xài tiền người khác chuyển khoản nhầm vào tài khoản bị xử lý ra sao?
* Trách nhiệm hành chính
Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu đồng, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt hành chính.
Cụ thể, theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng.
* Trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Chiếm giữ trái phép tài sản" theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 50.000.000 đồng và bị phạt tù cao nhất là 05 năm tù.
Còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội "Sử dụng trái phép tài sản" quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015: khi sử dụng số tiền bị chuyển nhầm trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất là 07 năm tù giam.
-
Làm mất sổ tiết kiệm có rút tiền được không?
Cập nhật 3 năm trước -
Ngân hàng được phát hành thẻ bằng phương thức điện tử từ năm 2022
Cập nhật 3 năm trước -
Tại sao phải "khai tử" thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ chip?
Cập nhật 2 năm trước -
Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản người khác
Cập nhật 3 năm trước -
Nhân viên xử lý nợ ngân hàng làm việc gì?
Cập nhật 2 năm trước -
Chuyên viên pháp lý chứng từ là gì?
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước