Chuyên viên pháp lý chứng từ là gì?
Chuyên viên pháp lý chứng từ là một vị trí việc làm khá đặc biệt và mang tính đặc thù bởi môi trường làm việc của chuyên viên pháp lý chứng từ là ở Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Vì sao gọi là “chuyên viên pháp lý chứng từ”
Với Ngân hàng cũng như các Tổ chức tín dụng khác, hoạt đông cho vay, cấp tín dụng là một hoạt động chính yếu mang lại nguồn thu trực tiếp. Trong hoạt động cho vay và cấp tín dụng, công việc của chuyên viên tín dụng là thực hiện những nghiệp vụ chuyên ngành để các thủ tục kể trên được thực hiện một cách trôi chảy.
Và để đảm bảo những nghiệp vụ chuyên ngành trong hoạt động cho vay, cấp tín dụng đó được đảm bảo tính đúng đắn về mặt pháp lý thì các tổ chức Ngân hàng cần có một đội ngũ chuyên rà soát để điều chỉnh các lỗi pháp lý trong các hoạt động của mình. Mà trong hoạt động cấp tín dụng, các thủ tục liên quan tới hồ sơ, giấy tờ, chứng từ là chủ yếu. Công việc chính của các nhân viên pháp lý trong ngân hàng sẽ liên quan tới những chứng từ đó. Từ đấy, tên vị trí công việc “Chuyên viên pháp lý chứng từ” được ra đời.
Chuyên viên pháp lý chứng từ làm những việc gì?
Như đã đề cập, công việc chính của chuyên viên pháp lý chứng từ là đảm bảo sự an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hoặc các Tổ chức tín dụng khác. Theo đó, các công việc chính của một chuyên viên pháp lý chứng từ bao gồm:
- Theo dõi hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh/văn phòng giao dịch;
- Phối hợp với bộ phận cấp tín dụng và thẩm định để theo dõi hoạt động cấp tín dụng, cho vay từ những bước đầu tiên trong hoạt động này;
- Rà soát, hậu kiểm những vấn đề pháp lý sau khi chuyên viên tín dụng làm xong bước đầu thủ tục cấp tín dụng;
- Lên phương án điều chỉnh, sửa những lỗi pháp lý trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay;
- Chốt phương án cấp tín dụng về mặt pháp lý, chuyển sang bộ phận có thẩm quyền tiếp theo;
- Quản lý công việc cá nhân, tổ chức phối hợp với các chuyên viên pháp lý khác;
- Các công việc khác theo yêu cầu của Trưởng phòng Pháp chế.
Học gì để làm chuyên viên pháp lý chứng từ?
Với đặc thù công việc liên quan tới hoạt động của các Ngân hàng, TCTD, cho nên những Cử nhân Luật tốt nghiệp những chuyên ngành như Luật hình sự, Luật dân sự… sẽ khó tiếp cận công việc hơn những Cử nhân Luật tốt nghiệp những khối ngành Luật liên quan tới kinh tế, ngân hàng. Tuy nhiên, không vì vậy mà cơ hội bị giới hạn lại với các bạn cử nhân Luật các khối ngành khác nếu các bạn thật sự cố gắng, nỗ lực bởi các ngân hàng khi tuyển dụng vị trí này thường sẽ không đánh giá quá nhiều về kỹ năng, kiến thức pháp lý. Thay vào đó, họ sẽ kiểm tra ứng viên có phù hợp hay không bằng những bài kiểm tra khác. Việc tốt nghiệp và có kiến thức về tài chính, ngân hàng là một lợi thế chứ không phải là một điều kiện bắt buộc trong hoạt động tuyển dụng.
Ngoài ra, sinh viên là cử nhân các khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng cũng có cơ hội với vị trí việc làm chuyên viên pháp lý chứng từ bởi những kiến thức nền về kinh tế, tài chính và ngân hàng thương mại.
Tags:
Chuyên viên pháp lý chứng từ Pháp lý chứng từ Ngân hàng Chuyên viên pháp lý Trương Nguyễn Thạch-
Làm mất sổ tiết kiệm có rút tiền được không?
Cập nhật 2 năm trước -
Ngân hàng được phát hành thẻ bằng phương thức điện tử từ năm 2022
Cập nhật 2 năm trước -
Tại sao phải "khai tử" thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ chip?
Cập nhật 2 năm trước -
Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản người khác
Cập nhật 3 năm trước -
Nhân viên xử lý nợ ngân hàng làm việc gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Xài tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật?
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước