Nhân viên xử lý nợ ngân hàng làm việc gì?
Xử lý nợ là công việc đòi hỏi kỹ năng cao và không phải ai cũng đảm nhận tốt vị trí này. Nhiều người thắc mắc công việc chính của một Nhân viên xử lý nợ là gì nhất là làm xử lý nợ trong ngân hàng. Hôm nay Nhân Lực Ngành Luật sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé.
Nhân viên xử lý nợ là gì?
Nhân viên xử lý nợ là người làm việc cho các tổ chức tài chính, thường là ngân hàng đóng vai trò quản lý các thông tin khách hàng đặc biệt, là những người có khoản vay xấu.
Hình từ Internet
Công việc chính của một Nhân viên xử lý nợ
- Trực tiếp thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ bao gồm: thực hiện công tác xử lý nợ đối với các khoản nợ cần thu hồi, đôn đốc khách hàng trả nợ theo phương án đã xây dựng
- Xử lý tài sản đảm bảo có sự đồng thuận của khách hàng hoặc tự thu giữ và xử lý tài sản bảo khi không có sự đồng thuận của khách hàng trong các trường hợp pháp luật quy định ngân hàng được phép tự thu giữ và xử lý TSBĐ
- Phối kết hợp với các phòng/đơn vị liên quan để thực hiện một số biện pháp tối ưu xử lý khoản nợ
- Thực hiện công tác xử lý nợ đối với các khoản nợ được phê duyệt phương án khởi kiện, đại diện theo ủy quyền trong các quan hệ tố tụng dân sự/ kinh tế/ hình sự có liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ của Ngân hàng theo sự phân công của các cấp có thẩm quyền
- Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và bất thường theo yêu cầu
- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo phân công của ban lãnh đạo
- Kiến thức pháp luật là yếu tố cần thiết để trở thành nhân viên quản lý nợ giỏi
Nhân viên xử lý nợ cần có kiến thức pháp luật vững vàng
Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản. Bởi vì, trước những khoản vay mà mọi phương pháp đều không có hiệu quả thì việc can thiệp từ pháp luật để hoàn thành công tác đòi nợ xấu là vô cùng cần thiết.
Chuyên viên xử lý nợ chính là người đại diện pháp luật cho tổ chức trực tiếp tham gia vào công việc liên quan đến tố tụng, làm việc với công an, tòa án. Chính vì thế, kiến thức về pháp luật là điều tối cần thiết để trở thành một chuyên viên thực thụ trong công việc xử lý nợ.
Những vấn đề liên quan đến pháp luật mà các chuyên viên xử lý nợ cần phải có kiến thức vững chắc đó là: pháp chế, quản trị rủi ro, xử lý nợ, quản lý tín dụng, đánh giá, thẩm định tài sản, thanh lý tài sản…
Ngoài ra các kỹ năng quan trọng khác cần có giúp ích cho công việc xử lý nợ bao gồm như:
- Kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin nhanh nhạy
- Kỹ năng đàm phán và thương lượng
- Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng
- Sự kiên trì và chịu áp lực tốt
-
Làm mất sổ tiết kiệm có rút tiền được không?
Cập nhật 3 năm trước -
Ngân hàng được phát hành thẻ bằng phương thức điện tử từ năm 2022
Cập nhật 3 năm trước -
Tại sao phải "khai tử" thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ chip?
Cập nhật 2 năm trước -
Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản người khác
Cập nhật 3 năm trước -
Xài tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật?
Cập nhật 2 năm trước -
Chuyên viên pháp lý chứng từ là gì?
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước