Những sự thật về nghề nhân sự
Khi lựa chọn đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã có những hiểu biết nhất định về nghề Nhân sự. Nhưng thực tế bạn đã hiểu đúng chưa, có hiểu lầm nào mà bạn đang gặp phải hay không?
1/ Làm Nhân sự bạn không thể làm một người “hiền lành”
Tính cách mỗi con người được hình thành qua thời gian, ảnh hưởng bởi giáo dục và môi trường xung quanh. Có người hiền lành, cũng có người nóng tính, có người điềm đạm nhỏ nhẹ, cũng có người nóng nảy, vội vàng… Tuy nhiên khi bước chân vào nghề Nhân sự, dù bạn có là người, có tính cách như thế nào thì bạn cũng phải biết làm một người dứt khoác, quyết đoán và đôi khi không được giữ sự hiền lành trong ứng xử.
Đặc biệt khi làm việc ở những vị trí, cấp độ quản lý trong phòng/ban Nhân sự, bạn là người đưa ra những quyết định mà ở đó có thể ảnh hưởng không tốt với người khác, nhưng vì nguyên tắc, vì quy định của công ty bạn buộc phải làm.
2/ Đóng vai “ác” khi công ty sa thải nhân viên
Một trong những thử thách khó khăn nhất của một người làm Nhân sự, chính là việc thực hiện những thủ tục liên quan tới chấm dứt hợp đồng lao động/sa thải một nhân viên nào đó trong công ty, càng khó khăn hơn khi người đó lại có quan hệ mật thiết hoặc gắn bó với mình trong tập thể.
Mặc dù quyết sách là của chủ công ty, nhưng người thực thi lại là những nhân viên phụ trách việc quản lý nhân sự. Nhưng thực tế không phải ai cũng thấu hiểu điều này, đặc biệt trong hoàn cảnh không vui họ lại càng có xu hướng nghĩ tiêu cực cho người thực hiện. Chính vì vậy, trong những hoàn cảnh này, người làm Nhân sự chính là người thủ vai phản diện, đáng ghét nhất.
3/ Là đề tài bàn tán muôn thuở của ứng viên
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng đi phỏng vấn tuyển dụng ở một vị trí làm việc nào đó. Và sau buổi phỏng vấn, người trực tiếp phỏng vấn/tiếp xúc với bạn nhiều nhất không ai khác chính là nhân viên phụ trách tuyển dụng. Cho nên thông thường, một nhân viên nhân sự phụ trách tuyển dụng thường là đề tài bàn tán của các ứng viên ở các diễn đàn, mạng xã hội.
Không những vậy, việc chọn hoặc không chọn ai cũng có thể khiến bạn trở thành một đề tài bàn tán, phân tích và mổ xẻ. Việc lựa chọn ứng viên thường là quyết định chính của ban giám đốc hoặc từng bộ phận chuyên môn riêng, nhưng trước đó phải thông qua ý kiến của phòng nhân sự. Việc chọn hoặc không chọn ai, người làm nhân sự cũng phải cân nhắc rất kĩ trước khi đưa ra quyết định, ở đó áp lực lớn nhất với người làm nhân sự là phải đưa ra lựa chọn phù hợp với yêu cầu của công ty. Chính vì vậy, việc thông báo chọn ai hoặc không chọn ai quả thật là một thông báo, quyết định hết sức khó khăn với ứng viên tới ứng tuyển.
4/ Khó xử khi giải quyết các vấn đề về phúc lợi của nhân viên
Phòng nhân sự đảm nhận nhiều vụ như tiền lương, các thủ tục bảo hiểm xã hội của người lao động trong công ty.
Nhân viên nhân sự, phụ trách mảng tiền lương thường xuyên phải tiếp xúc với tất cả những nhân viên khác trong công ty để giải quyết phúc lợi cho họ. Trong quá trình thực hiện công việc, việc dung hòa lợi ích giữa người lao động với ban quản trị công ty là một việc không đơn giản. Ở đó khi quyết sách của người điều hành công ty có ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động thì chính nhân viên nhân sự sẽ là người phải lắng nghe nhiều nhất, thậm chí là nghe “chửi” nhiều nhất.
Không phải ai cũng hiểu rằng, nhân viên nhân sự chỉ là người thay mặt công ty giải quyết những vấn đề về phúc lợi với họ. Cho nên nhân viên nhân sự, phụ trách mảng tiền lương thường là cái “kho” để chứa những bức xúc của người lao động là điều dễ hiểu.
-
04 điều cần biết để trở thành nhân viên hành chính nhân sự
Cập nhật 5 tháng trước -
HR Manager là gì? Công việc chính của HR Manager
Cập nhật 8 tháng trước -
Chính sách mới về nhân sự và việc làm có hiệu lực từ tháng 3/2023
Cập nhật 1 năm trước -
Yêu cầu cần có của Thực tập sinh nhân sự
Cập nhật 3 năm trước -
Những khó khăn khi làm việc trong công ty gia đình
Cập nhật 1 năm trước -
Kỹ năng cần có của một Thực tập sinh nhân sự
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước