Nghề GA là gì? Làm nghề GA cần có kỹ năng gì?

Cho tôi hỏi nghề GA là gì? Với một người muốn vào làm nghề GA cần có kỹ năng gì? – Thanh Chương (Đồng Nai)

Nghề GA là gì? Làm nghề GA cần có kỹ năng gì?

Nghề GA là gì? Làm nghề GA cần có kỹ năng gì? (Hình từ internet)

Nghề GA là gì?

GA là viết tắt tiếng Anh của General Affairs hay còn gọi là hành chính tổng hợp.

GA là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động chung của công ty, đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên và thúc đẩy hiệu quả công việc.

Bộ phận GA có nhiệm vụ quản lý các hoạt động hành chính và hỗ trợ chung của công ty, bao gồm vấn đề văn phòng phẩm, khai thác và duy trì các thiết bị và cơ sở vật chất, quản lý các dự án và sự kiện,…

Những công việc cụ thể của nhân viên GA

Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, nhân viên GA có thể đảm nhận các công việc sau:

(1) Hành chính:

+ Xử lý công văn, văn bản, báo cáo.

+ Lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

+ Soạn thảo văn bản, báo cáo theo yêu cầu.

+ Quản lý hệ thống văn thư, lưu trữ.

+ Hỗ trợ công tác tổ chức hội họp, sự kiện.

(2) Quản lý tài sản:

+ Quản lý tài sản văn phòng, thiết bị, dụng cụ.

+ Thu mua, thanh lý tài sản.

+ Bảo quản, sửa chữa tài sản.

+ Kiểm kê tài sản định kỳ.

(3) Hỗ trợ nhân sự:

+ Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên.

+ Đào tạo, phát triển nhân viên.

+ Quản lý lương thưởng, bảo hiểm.

+ Giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động.

(4) Dịch vụ chung:

(5) Công tác khác:

+ Hỗ trợ các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

+ Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

+ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.

Làm nghề GA cần có kỹ năng gì?

Không riêng gì nhân viên GA mà đối với tất cả những người làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh chuyên môn và năng lực cá nhân, thái độ làm việc tích cực và tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp là điều rất quan trọng, góp phần quyết định sự thành công trong công việc.

Nhân viên GA để làm tốt công việc của mình thì cần có các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng tin học văn phòng.

+ Kỹ năng làm việc nhóm.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng mềm: Giao tiếp, tổ chức, quản lý thời gian, ...

+ Kỹ năng chuyên môn: Kiến thức về văn phòng, luật lao động, tài chính, ...

+ Năng lực thích ứng, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.

Mức lương nghề GA

Mức lương nghề GA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

- Vị trí công việc: Mức lương cho các vị trí quản lý trong bộ phận GA như Trưởng phòng GA, Phó phòng GA sẽ cao hơn so với các vị trí chuyên viên GA.

- Kinh nghiệm làm việc: Nhân viên GA có kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ có mức lương cao hơn so với nhân viên mới vào nghề.

- Kỹ năng và trình độ chuyên môn: Nhân viên GA có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao sẽ có mức lương cao hơn so với nhân viên có kỹ năng và trình độ chuyên môn thấp.

- Lĩnh vực hoạt động: Mức lương cho nhân viên GA làm việc trong các lĩnh vực như: Dầu khí, Ngân hàng, Tài chính, Bất động sản,... sẽ cao hơn so với mức lương cho nhân viên GA làm việc trong các lĩnh vực khác.

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo công việc hoặc theo chức danh thì không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Hiện hành, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.

- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.

- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.

- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.

Theo Dương Châu Thanh
6.299