Muốn trở thành Trợ lý Giám đốc phải bắt đầu từ đâu?
Trợ lý giám đốc là trợ thủ đắc lực phía sau giám đốc, là cầu nối giữa khách hàng với ban lãnh đạo và giữa các phòng ban, là chất xúc tác để bộ máy công ty hoạt động tốt hơn.
Trợ lý giám đốc làm gì?
Trợ lý là người hỗ trợ đắc lực cho CEO (Giám đốc điều hành) trong việc thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ hành chính văn phòng và điều phối, sắp xếp các dự án khác.Các nhiệm vụ hành chính như quản lý giấy tờ sổ sách, xử lý các cuộc điện thoại, đặt phòng, đặt chỗ… là các nhiệm vụ cơ bản mà Trợ lý phải làm và phải nắm được. Do đó, thông thường các Trợ lý giám đốc sẽ được cất nhắc từ vị trí Trợ lý hành chính hay các vị trí tương đương trong nội bộ công ty.
Xuất phát điểm của Trợ lý giám đốc là vị trí Hành chính hoặc tương đương
Đây là con đường phổ biến nhất để trở thành Trợ lý giám đốc. Điều quan trọng là bạn phải rèn luyện và tích lũy cho mình những kỹ năng quan trọng của Trợ lý để có thể hỗ trợ cho CEO trong cả công việc kinh doanh chứ không chỉ các nhiệm vụ hành chính đơn thuần.
Những vị trí chuyên môn khác cũng có thể đảm nhận vị trí Trợ lý giám đốc
Rất nhiều người đã trở thành Trợ lý từ các vị trí chuyên môn khác. Thế mạnh của các Trợ lý đi lên từ các vị trí khác đó là bạn thực sự có kiến thức, am hiểu về công việc kinh doanh. Đây là một trong số 9 năng lực cốt lõi của Trợ lý, mà những người bắt đầu từ vị trí Hành chính ít khi có được.
Trước khi trở thành Trợ lý CEO, bạn có thể trở thành Trợ lý cho những Giám đốc bộ phận khác như Marketing, Tài chính,… hoặc nếu bạn đang là Trưởng bộ phận/Quản lý/Giám đốc của những bộ phận chuyên môn và thường xuyên làm việc ăn ý với CEO, bạn cũng có thể được cất nhắc lên vị trí Trợ lý.
Do đó, những vị trí mà bạn có thể tham khảo lựa chọn làm tiền đề cho công việc Trợ lý có thể là Nhân viên Marketing, PR, HR, Thông dịch viên,…
Như vậy, có nhiều cách bắt đầu để có thể tiếp cận vị trí Trợ lý giám đốc. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm nghề thì đòi hỏi người muốn đảm nhận vị trí này cần có kỹ năng. Đầu tiên là kỹ năng giao tiếp, giao tiếp tốt để tương tác với cấp trên từ đó sếp mới có thể thấy được khả năng nguyện vọng của bản thân bạn mà cân nhắc xem xét có cho bạn đảm nhận vị trí này hay không.
Trợ lý giám đốc như là phát ngôn viên chính thức của giám đốc nên cần hội tụ đủ yếu tố kỹ năng, khả năng làm việc nhanh chóng thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ ở công việc này được.
Vị trí Trợ lý giám đốc cũng là nơi bắt đầu để bạn có thể chạm đến nhiều chức danh cao hơn, mở rộng mạng lưới quan hệ phục vụ công việc của bản thân bạn.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước