Một số câu trả lời phỏng vấn “dở tệ”
Cách trả lời phỏng vấn giúp NTD phân loại được ứng viên, thậm chí còn “đọc vị” tính cách ứng viên nhanh chóng. Dưới đây là một số câu trả lời khá công thức thậm chí có phần dở tệ mà phần nhiều ứng viên áp dụng để trả lời nhưng khiến nhà tuyển dụng không hài lòng. Hãy cùng tìm hiểu để tránh mắc lỗi tương tự nhé.
Câu 1: Điểm yếu của em là quá cầu toàn nên đôi lúc cũng có những bất cập
Có phải ý của bạn khi trả lời câu này là để cho NTD thấy được sự nhiệt huyết cũng như là sự toàn tâm toàn ý trong công việc. Nhưng bạn lại đi một nước không lường trước được vì sự cầu toàn trong công việc của bạn là được người khác đánh giá chứ không phải tự mình nhìn nhận, chưa kể những người quá cầu toàn thì sẽ có thiên hướng “làm việc chậm” để mọi thứ trở nên hoàn hảo và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Người tự nhận xét tự phát biểu rằng bản thân là người cầu toàn thì tính cách có phần ngạo mạn và NTD thì không thích những ứng viên như thế.
Thay vì tang bốc điểm mạnh của bản thân trong điểm yếu thì hãy thành thật nhưng cũng đừng quên kèm hành động cải thiện điểm yếu đó. Ví dụ: Điểm yếu của em là lĩnh vực … tuy nhiên em đang học một khóa để hoàn thiện kỹ năng phục vụ công việc.
Câu 2: Anh chị có thể cung cấp thêm thông tin về công ty mình cho em được biết rõ hơn
Thoạt nhìn thì đây là một câu hỏi tưởng chừng bạn rất đang có nhu cầu nguyện vọng hiểu rõ công ty hơn. Tuy nhiên sai lầm ở chỗ: trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên tìm hiểu trước công ty là gì, thuộc lĩnh vực nào, vị trí công việc bạn sẽ đảm nhận ra sao? Việc bắt NTD cung cấp thông tin của công ty họ sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên hời hợt không có sự chuẩn bị kỹ trước khi tham gia buổi phỏng vấn.
Có thể tthay đổi câu hỏi này bằng một câu: Em đã tìm hiểu trước về quý công ty tuy nhiên anh chị có thể giải thích thêm phần công việc/ văn hóa công ty cho em hiểu thêm về công ty bên mình được không ạ?
Câu 3: Em và sếp không có tiếng nói chung nên đã dừng việc ở công ty cũ
Vẫn là nguyên tắc không được nói xấu sếp, đồng nghiệp với công ty mới. Có thể bạn sẽ phản đối rằng tôi đâu có nói xấu sếp tôi chỉ đang nói điều thực tế. Nhưng cốt lõi rằng điều thực tế trên dẫn đến câu chuyện mối quan hệ giữa bạn và công ty cũ “cơm không lành canh không ngọt” vậy liệu công ty bạn đang ứng tuyển có phải là đối tượng không có tiếng nói chung nếu bạn có cơ hội làm việc tại đây.
Tóm lại đây là lý do tuyệt đối không nên đề cập trong quá trình tuyển dụng bởi những hệ lụy cũng như không đoán được suy nghĩ của NTD.
Câu 4: Mục tiêu trong vòng 05 năm tới của em là đảm nhận công việc nhưng anh chị ngày hôm nay
Phần mục tiêu, định hướng nghề nghiệp thật sự đã làm khó rất nhiều ứng viên bởi vì: em còn không biết hôm nay em được nhận hay không nên chưa vội nghĩ đến mục tiêu xa vời. Nhưng việc dùng NTD làm tiền đề để hướng đến cũng không phải là ý kiến hay nhất là khi bạn chưa hiểu hết những người đó đảm nhận vị trí gì. Tốt nhất cứ phân bố mục tiêu thành 02 ý chính: ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn là có cơ hội làm việc với quý công ty và dài hạn là tiếp tục phát triển trong lĩnh vực ngành nghề này.
Trên đây là một số chia sẻ về kỹ năng trả lời phỏng vấn của ứng viên. Hi vọng bài viết bổ ích với bạn.
-
Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Cập nhật 1 tháng trước -
Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn phổ biến và cách trả lời
Cập nhật 2 tháng trước -
Các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết
Cập nhật 6 tháng trước -
Nằm lòng 7 điều này bạn sẽ rất tự tin khi phỏng vấn
Cập nhật 2 năm trước -
Bạn đã hiểu đúng về câu hỏi phỏng vấn: “Mục tiêu 05 năm tới của em là gì?”
Cập nhật 2 tháng trước -
Trượt phỏng vấn thực tập: Nguyên nhân từ đâu?
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước