Trường hợp nào luật sư không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý khi nhận vụ việc
Phạm vi hành nghề của luật sư được quy định như thế nào? Khi cung cấp dịch vụ pháp lý trường hợp nào không cần phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý? Và luật sư được hưởng mức thù lao như thế nào khi cung cấp dịch vụ pháp lý?
Phạm vi hành nghề của luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo Điều 22 Luật luật sư 2006 luật sư được hành nghề trong pham vi sau đây:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
Dịch vụ pháp lý của luật sư là gì?
Theo Điều 4 Luật luật sư 2006 thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
Trong đó hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan. (Điều 30 Luật luật sư 2006).
Trường hợp nào luật sư không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý khi nhận vụ việc (Hình từ Internet)
Luật sư được thực hiện dịch vụ pháp lý nào mà không cần ký hợp đồng dịch vụ pháp lý?
Theo Điều 26 Luật luật sư 2006 có quy định về thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư như sau:
Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
+ Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
+ Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
=>> Như vậy, luật sư phải thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức thì sẽ không cần phải giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Thù lao của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý
Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý thì mức thù lao được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. (Điều 54 và Điều 56 Luật luật sư 2006).
Tags:
Luật sư Dịch vụ pháp lý Hợp đồng dịch vụ pháp lý Hành nghề luật sư Chứng chỉ hành nghề luật sư Pháp lý-
Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư hoạt động theo mô hình gì?
Cập nhật 14 ngày trước -
Luật sư có bao nhiêu loại? Luật sư gồm những ai?
Cập nhật 14 ngày trước -
Luật sư xúc phạm người tiến hành tố tụng từ ngày 15/11/2024 thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cập nhật 16 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 24 ngày trước -
Luật sư có quyền hạn gì? Phạm vi hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Cập nhật 30 ngày trước -
Ai có quyền thu hồi thẻ Luật sư?
Cập nhật 31 ngày trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước