Khi sử dụng lao động tăng ca doanh nghiệp cần lưu ý những điều gì theo quy định BLLĐ 2019?
Có rất nhiều người lao động thích hoạt động tăng ca, làm thêm giờ vì nó giúp tăng thêm thu nhập của họ. NSDLĐ thì muốn NLĐ tăng ca để tăng hiệu suất công việc, tạo ra nhiều thành phẩm. Tuy nhiên có vài điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng lao động tăng ca.
Thời gian quy định làm thêm giờ
Tại khoản 2 điều 107 BLLĐ 2019 quy định cụ thể về việc làm thêm giờ của NLĐ. Theo đó, việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của NLĐ.
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm.
Một số ngành nghề cụ thể được quy định tại khoản 3 điều 107 thì NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm.
Quy định tăng ca đối với việc sử dụng NLĐ chưa thành niên
BLLĐ 2019 đã quy định thời giờ làm việc của người chưa thành niên tại điều 146
Người chưa đủ 15 tuổi thì không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Lao động nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi có phải tăng ca, làm thêm giờ?
Điều 137 BLLĐ 2019 quy định NSDLĐ không được sử dụng lao động nữ tăng ca, làm thêm giờ nếu NLĐ mang thai từ tháng 07 hoặc tháng thứ 06 nếu làm việc tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên luật mới có quy định thêm rằng trừ trường hợp NLĐ đồng ý thì lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có thể tăng ca, làm thêm giờ.
Phải tôn trọng NLĐ khi tiến hành tổ chức tăng ca
BLLĐ 2019 được sửa đổi bổ sung các quy định, điểm mới được xem là bảo vệ và có lợi hơn với NLĐ cụ thể trong quy định về tăng ca thì luật yêu cầu khi tổ chức tăng ca NSDLĐ phải được sự đồng ý của NLĐ. Tăng ca trên tinh thần tự nguyện chứ không phải ép buộc.
BLLĐ 2019 có hiệu lực chính thức từ 01/01/2021 và trên đây là những điểm lưu ý về tăng ca, làm thêm giờ mà NSDLĐ và NLĐ cần nắm vững.
-
Quy định làm thêm giờ theo luật mới mà NLĐ cần nắm rõ
Cập nhật 3 năm trước -
NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch COVID-19
Cập nhật 3 năm trước -
03 Hành vi quấy rối tình dục cụ thể tại nơi làm việc có thể bị sa thải từ năm 2021
Cập nhật 3 năm trước -
Từ 01/01/2021 Doanh nghiệp trả chậm lương, NLĐ sẽ được nhận thêm tiền lãi
Cập nhật 3 năm trước -
Từ 01/01/2021 thời gian thử việc có thể kéo dài lên đến 06 tháng
Cập nhật 3 năm trước -
13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động từ năm 2021 mà NLĐ cần biết
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước