Kế hoạch đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án năm 2022
Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số: 51/TANDTC-TCCB về chiêu sinh các lớp đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án năm 2022
- 1. Đối tượng, tiêu chuẩn để tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thư ký Tòa án
- a. Đào tạo nghiệp vụ Thư ký viên:
- b. Đào tạo nghiệp vụ Thư ký viên chính:
- 2. Thời gian, địa điểm mở lớp đào tạo
- 3. Hồ sơ đăng ký tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thư ký Tòa án
- 4. Nguyên tắc cử công chức tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ thư ký Tòa án
>> [Kỳ 7] Nghề Luật - Học và trở thành một Thư ký Toà án
1. Đối tượng, tiêu chuẩn để tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thư ký Tòa án
a. Đào tạo nghiệp vụ Thư ký viên:
+ Công chức giữ ngạch Thư ký viên nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án (ưu tiên cử công chức được tuyển dụng vào Tòa án các năm 2020,2021);
+ Công chức giữ ngạch chuyên viên (đã có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên);
+ Công chức giữ ngạch cán sự (đã có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên) có thời gian giữ ngạch cán sự tối thiểu là 02 năm và trong thời gian 02 năm đó đều hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
b. Đào tạo nghiệp vụ Thư ký viên chính:
+ Công chức đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên và tương đương từ đủ 08 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, trong đó có thời gian giữ ngạch Thư ký viên tối thiểu 01 năm). Thời gian “tương đương” được tính từ khi công chức có bằng Cử nhân luật.
+ Có ít nhất 01 năm (năm 2021) được cơ quan công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
2. Thời gian, địa điểm mở lớp đào tạo
- Thời gian: Dự kiến khai giảng trong tháng 3/2022 (khi tình hình diễn biến dịch Covid-19 ổn định và Học viện Tòa án có thông báo mở lớp).
- Địa điểm: Tại Học viện Tòa án.
3. Hồ sơ đăng ký tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ thư ký Tòa án
- Công văn cử công chức đi học của đơn vị;
- Danh sách cử công chức đi học (theo mẫu kèm theo công văn);
- Đơn xin đi học của công chức;
- Sơ yếu lý lịch của công chức theo mẫu 2C/2008 (do Bộ Nội vụ ban hành), có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;
- Bản nhận xét, đánh giá công chức của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức trong 02 năm công tác liền kề (2020, 2021) đối với công chức đang giữ ngạch cán sự cử đi đào tạo nghiệp vụ Thư ký viên; 01 năm công tác liền kề (2021) đối với công chức cử đi đào tạo nghiệp vụ Thư ký viên chính;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học Luật trở lên (có công chứng hoặc chứng thực) đối với đối tượng đi học là cán sự, chuyên viên.
4. Nguyên tắc cử công chức tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ thư ký Tòa án
Đơn vị cử công chức đi học đảm bảo các quy định tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-TANDTC ngày 15/5/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Thủ trưởng đơn vị cử công chức đi học chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về hồ sơ công chức tham gia khóa học.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước