[Kỳ 6] Nghề Luật - Học và trở thành một Kiểm Sát Viên
Ở Việt Nam, các hoạt động công tố, truy tố tội phạm, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật đều thuộc về thẩm quyền của Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
- Vậy quy trình để trở thành kiểm sát viên là như thế nào ?
- Bước 1 : Bạn cần thi đỗ Đại Học chuyên ngành Luật.
- Bước 2 : Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật.
- Bước 3 : Thi công chức ngành kiểm sát hoặc xét tuyển.
- Bước 4 : Được cử đi học nghiệp vụ Kiểm Sát.
- Bước 5 : Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.
- Kiểm sát viên ở Việt Nam được chia thành bốn ngạch
Trong đó Kiểm Sát Viên vừa thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong và ngoài phiên toà (kiểm soát hoạt động tư pháp), vừa thực hành quyền công tố.
Theo quy định tại Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên đó là:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Vậy quy trình để trở thành kiểm sát viên là như thế nào ?
Bước 1 : Bạn cần thi đỗ Đại Học chuyên ngành Luật.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy môn Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.
Nổi bật là 2 cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam như ĐH Luật Hà Nội (Bộ Tư Pháp) và ĐH Luật TP.HCM (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngoài ra, còn rất nhiều khoa luật của các trường Đại Học khác như: Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh Tế - Luật Đại học quốc gia TP.HCM,...
Bước 2 : Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật.
Khoảng thời gian bốn năm là không dài. Rất nhiều sinh viên đã chăm chú học hành và ra trường đúng hạn, cá biệt có những trường hợp giỏi đã tốt nghiệp chỉ trong vòng ba năm học. Vì vậy, hãy cố gắng học hành để có thể tốt nghiệp với tấm bằng xếp loại Giỏi, và trở thành cử nhân ngành Luật sau bốn năm học.
Bước 3 : Thi công chức ngành kiểm sát hoặc xét tuyển.
Trước khi trở thành kiểm sát viên, bạn phải trở thành chuyên viên, rồi đến kiểm tra viên làm việc trong viện cảnh sát nhân dân.
Để làm việc trong Viện kiểm sát, bạn phải trải qua kỳ thi tuyển công chức ngành Kiểm sát hoặc xét tuyển cán bộ ngành kiểm sát. Hàng năm, thường có thông báo thi tuyển công chức kiểm sát được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát cấp tỉnh.
Ảnh : Một mẫu thông báo thi tuyển chọn Kiểm sát viên (Hình từ Internet)
Bước 4 : Được cử đi học nghiệp vụ Kiểm Sát.
Sau một thời gian công tác pháp luật nhất định thì bạn sẽ được cử đi học nghiệp vụ Kiểm Sát (Một trong các điều kiện cần để được bổ nhiệm Kiểm sát viên)
Bước 5 : Được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.
Tuỳ theo nhu cầu về cán bộ của từng cơ quan, đơn vị, sau một khoảng thời gian công tác pháp luật (ít nhất là 4 năm) và đã được đào tạo về nghiệp vụ Kiểm Sát (Bước 4), bạn sẽ được bổ nhiệm trở thành Kiểm sát viên.
Ảnh : Kiểm Sát Viên ở Việt Nam (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên ở Việt Nam được chia thành bốn ngạch
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Kiểm sát viên cao cấp
- Kiểm sát viên trung cấp
- Kiểm sát viên sơ cấp.
Mỗi ngạch Kiểm sát viên sẽ có thêm các điều kiện khác. Đối với với ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, ngoài các điều kiện chung được nêu trên, cần đảm bảo thời gian công tác pháp luật từ 04 năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Đối với Kiểm sát viên trung cấp, cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, những điều kiện chung như trên, còn phải đáp ứng những yêu cầu ở mức cao hơn (Xem các điều: 78, 79, 80 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
Nhiệm kỳ Kiểm sát viên lần đầu được bổ nhiệm có thời hạn là 5 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thời hạn là 10 năm.
-
Review ngành Luật: Không phải chỉ làm Luật sư
Cập nhật 3 tháng trước -
Mức lương Kiểm sát viên từ ngày 01/7/2024?
Cập nhật 4 tháng trước -
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân?
Cập nhật 11 tháng trước -
Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Những cơ hội việc làm ngành luật trong tương lai
Cập nhật 1 năm trước -
Mức lương của Kiểm sát viên năm 2023 được quy định như thế nào? Chế độ phụ cấp áp dụng cho Kiểm Sát Viên do ai quyết định?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước