Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên

Để làm Kiểm sát viên thì cần học trường gì, các điều kiện cần thiết khác để làm Kiểm sát viên? Mức lương của Kiểm sát viên là bao nhiêu?

Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì?

Căn cứ Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 về tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên, theo đó, để làm kiểm sát viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như vậy, để làm Kiểm sát viên cần có trình độ cử nhân luật trở lên. Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều trường đại học đào tạo ngành Luật, có thể kể đến một số trường sau:

- Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.

- Trường Đại học Mở Hà Nội.

- Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội.

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học Luật Huế.

- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài việc đáp ứng tiêu chí là cử nhân Luật, công dân cần đáp ứng các tiêu chí khác theo Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 trích dẫn trên.

Không có quy định về vấn đề phải thi khối gì mới được làm Kiểm sát viên, việc thi khối gì tùy vào yêu cầu của trường đào tạo cử nhân Luật mà thí sinh đăng ký. Hiện nay ngành luật xét tuyển ở nhiều khối tạo, trong đó bao gồm:

- Khối A00: Toán, Vật lý, Hoá học

- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

- Khối C00: Văn, Sử Địa

- Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh

- Khối D03: Văn, Toán, Tiếng Pháp

- Khối D06: Văn, Toán, Tiếng Nhật

- Khối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.

Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên

Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên (Hình từ Internet)

Mức lương của Kiểm sát viên theo quy định hiện hành

Theo quy định về Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát ban hành kèm Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 

Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:

- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp

Loại A3 có 6 bậc lương, hệ số lương từ 6,20 đến 8,00

- Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.

Loại A2 có 8 bậc lương, hệ số lương từ 4,40 đến 6,78

- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.

Loại A1 có 8 bậc lương, hệ số lương từ 2,34 đến 4,98

Ngoài ra, Kiểm sát viên được hưởng còn được hưởng phụ cấp khác theo quy định.

Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định hiện nay thực hiện theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Căn cứ Điều 83 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:

- Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.

- Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên có các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trên.

Nguyễn Mai Xuân Hà
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
663 
Việc làm mới nhất