Đóng BHXH dưới 6 tháng vẫn hưởng thai sản?
Hưởng chế độ thai sản là quyền lợi của lao động nữ khi mang thai và sinh con (vẫn có trường hợp Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con hưởng chế độ thai sản) tuy nhiên hôm nay mình tập trung chủ yếu về lao động nữ nhé. để được hưởng chế độ này thì lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc ít nhất 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Vậy, có trường hợp ngoại lệ nào đóng BHXH dưới 06 tháng mà vẫn được hưởng thai sản hay không? Hãy cùng Nhân Lực Ngành Luật tìm hiểu nhé.
5 Trường hợp lao động nữ được hưởng chế độ thai sản
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản.
(Căn cứ: Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng thai sản
Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản
- Tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi: Trường hợp: mang thai, sinh con, mang thai hộ/ người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh: Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, có thể thấy, vẫn có trường hợp đóng BHXH không đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh mà vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên, để được giải quyết chế độ, lao động nữ cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đã tham gia BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;
- Đóng BHXH từ đủ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh;
- Khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.
Người đóng BHXH dưới 6 tháng trước sinh đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản ra sao?
Trợ cấp một lần khi sinh con
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng:
Trợ cấp một lần/con = Mức lương cơ sở x 2
Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,96 triệu đồng/con.
Tiền chế độ thai sản
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ đóng BHXH được hưởng:
Mức hưởng hằng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng
trước khi nghỉ việc
- Thời gian hưởng: 06 tháng.
- Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
-
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 5 tháng trước -
Sắp tới người lao động chỉ được rút tối đa 50% BHXH một lần đúng không?
Cập nhật 11 tháng trước -
Có được đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ phép không theo quy định mới nhất?
Cập nhật 1 năm trước -
Trong quá trình tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động có phải đóng BHXH hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Tháng làm việc mấy ngày thì đóng bảo hiểm xã hội? Thời gian nghỉ lễ có được tính vào thời gian làm việc để đóng bảo hiểm xã hội không?
Cập nhật 1 năm trước -
Doanh nghiệp chậm, không đóng BHXH người lao động cần làm gì?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước