Có được đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ phép không theo quy định mới nhất?
Hiên nay, khi nghỉ phép có được đóng bảo hiểm xã hội không? Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay của các đối tượng là bao nhiêu? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Hồng ở Long Thành.
Có được đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ phép không?
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Hiện nay, theo Bộ luật Lao động 2019 có quy định một số trường hợp nghỉ phép. Khi người lao động nghỉ phép nếu như vẫn đáp ứng điều kiện để được đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được đóng cho tháng đó.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì tháng đó vẫn được đóng bảo hiểm xã hội.
Có được đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ phép không theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay của các đối tượng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể mức đóng của các đối tượng tham gia bảo hiểm như sau:
* Người lao động thuộc các đối tượng sau đây thì hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
* Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
* Người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:
Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Cũng theo Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hàng tháng họ đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:
“Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
b) Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;
c) Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
2. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”
Như vậy, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
- Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
-
Tái diễn lừa đảo “tôi là nhân viên bảo hiểm xã hội”, tinh vi hơn
Cập nhật 3 tháng trước -
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 5 tháng trước -
Mức đóng bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 01/7/2024?
Cập nhật 6 tháng trước -
Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Cập nhật 8 tháng trước -
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần online được thực hiện thế nào?
Cập nhật 8 tháng trước -
KPI là gì? Doanh nghiệp có được trừ lương người lao động khi không đạt KPI không?
Cập nhật 10 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước