Sắp tới người lao động chỉ được rút tối đa 50% BHXH một lần đúng không?
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì được hưởng chế độ gì theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội? Bắt buộc NLĐ chỉ được rút tối đa 50% BHXH một lần trong thời gian sắp tới đúng không? Câu hỏi đến từ anh G. ở Long Thành.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì được hưởng chế độ gì theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc thì được hưởng chế độ gì theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội căn cứ Điều 5 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
“Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
e) Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.”
Theo đó, người lao động (NLĐ) khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ hưởng các chế độ bao gồm: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Sắp tới người lao động chỉ được rút tối đa 50% BHXH một lần đúng không? (Hình từ Internet)
Sắp tới người lao động chỉ được rút tối đa 50% BHXH một lần đúng không?
Hiện nay, nhiều NLĐ có thắc mắc xoay quanh vấn đề BHXH, đặc biệt là về rút BHXH một lần. Nhiều người cho rằng sắp tới, người lao động chỉ được rút BHXH một lần với mức 50%.
Nội dung này được đề cập tại Tờ trình 527/TTr-CP, theo đó đề xuất 02 phương án rút BHXH một lần như sau:
- Phương án 1: rút BHXH một lần được giải quyết với hai nhóm lao động.
+ Nhóm thứ nhất là người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực (dự kiến từ ngày 1/7/2025), sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.
+ Nhóm thứ 2: người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 01/7/2025) không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Phương án 2:
Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Phương án 2 được cho là hài hòa quyền lợi trước mắt của người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài.
Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần thì người lao động cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia); người lao động khi tiếp tục tham gia sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH với quyền lợi hưởng cao hơn; người lao động có động lực hơn để tiếp tục tham gia, tích lũy quá trình đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động có nhiều cơ hội hơn để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu.
Đây là phương án vừa đáp ứng được nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm hiện tại, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống và quyền lợi của người lao động trong dài hạn.
Như vậy, việc chỉ được rút BHXH một lần với mức 50% mới chỉ là phương án trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và đang lấy ý kiến, chưa phải là phương án quyết định cuối cùng.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Theo Điều 30 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi Nhà nước thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
- Người lao động quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định không thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm e khoản này;
- Người lao động quy định tại điểm e và g khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; đối với trường hợp người lao động chưa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động lựa chọn từ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất đến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất quy định tại điểm e khoản này;
- Người lao động quy định tại điểm l và điểm m khoản 1 Điều 3 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động lựa chọn từ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất đến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất quy định tại điểm e khoản này. Người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sau ít nhất một năm thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn.
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
-
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Có được đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ phép không theo quy định mới nhất?
Cập nhật 1 năm trước -
Trong quá trình tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động có phải đóng BHXH hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Tháng làm việc mấy ngày thì đóng bảo hiểm xã hội? Thời gian nghỉ lễ có được tính vào thời gian làm việc để đóng bảo hiểm xã hội không?
Cập nhật 1 năm trước -
Doanh nghiệp chậm, không đóng BHXH người lao động cần làm gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Làm việc online tại nhà, F0 không được hưởng BHXH
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước