Công khai tên, tuổi, thông tin cá nhân người bán dâm là vi phạm pháp luật
Vừa qua Cục Cảnh sát hình sự và Công an phường Bến Nghé, Q1, TPHCM đã phối hợp triệt phá một đường dây mại dâm, môi giới mại dâm có tổ chức. Sự việc gây được sự chú ý của cộng đồng mạng vì những người nổi tiếng có liên quan. Thông tin nhanh chóng được công khai trên cộng đồng mạng, và ngày lập tức thông tin của người được cho là có hành vi bán dâm được đem ra bàn tán, thảo luận… Tuy nhiên, theo quy định hiện nay việc công khai tên tuổi, thông tin cá nhân của người bán dâm là hành vi bị cấm theo các quy định của pháp luật.
Thứ nhất, bí mật đời sống cá nhân là bất khả xâm phạm
Hiện nay theo quy định của Hiến pháp 2013, thì mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Ngoài ra Điều 34 Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Như vậy, việc công khai bí mật cá nhân, thông tin của người bán dâm là trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, xử phạt hành chính về hành vi bán dâm không được phép công khai
Theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì chỉ có những quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả, gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
Như vậy, quyết định xử phạt hành chính về hành vi bán dâm không được phép công khai theo quy định hiện hành.
-
Có mấy hình thức lỗi trong vi phạm pháp luật?
Cập nhật 9 tháng trước -
Những hành vi về cư trú nào bị pháp luật nghiêm cấm? Người không đăng ký tạm trú có vi phạm pháp luật hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Người lao động lấy hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật lao động?
Cập nhật 1 năm trước -
Hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật không?
Cập nhật 17 ngày trước -
Xây “chuồng cọp” chiếm không gian trên cao, có vi phạm pháp luật?
Cập nhật 2 năm trước -
Mạo danh Phật pháp để trục lợi không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước