Hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật không?

Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh “bắt vợ” không thành của thanh niên vùng cao được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Đoạn clip sau khi được chia sẻ đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Trong đó, đa số đều bày tỏ sự lên án, chỉ trích, bài trừ hủ tục "bắt vợ" lạc hậu của người dân tộc thiểu số. Vậy hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật?

>> Thuần phong mỹ tục là gì?

>> 05 Vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc sau tết

Dành cho những ai chưa biết thì tục bắt vợ là một nét truyền thông lâu đời đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc H’mông. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch “cướp” cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó sẽ sang nhà gái thông báo bàn việc cưới. Thường thì, hai người đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e” nên việc “bắt vợ” sẽ không có gì khó khăn. Tuy nhiên tục “bắt vợ” ngày nay có nhiều biến tướng với các hành vi vi phạm pháp luật đáng lên án. Như trong đoạn clip lan truyền thì cô gái bị ép, giữ tay, kìm kẹp để đi cùng chàng trai mặc dù cô gái này đã ra sức chống cự.  Sự biến tướng đã làm méo mó mục đích ban đầu của phong tục truyền thống này. Trên thực tế những bé gái chỉ mới 15-16 tuổi mà không đồng ý chuyện “ép duyên” hay không hề thích người kia mà bị “bắt” về làm vợ.

Vậy hủ tục bắt vợ có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Câu trả lời là có vì: ,một trong những nguyên tắc cơ bản của chế hộ hôn nhân và gia đình là: Hôn nhân phải  tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng nghiêm cấm các hành vi trong đó có:

...

cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn

...

Các hành động cưỡng ép con gái, uy hiếp tinh thần để cướp vợ trong hủ tục bắt vợ mà đoạn clip lan truyền được xem là cưỡng ép kết hôn thuộc hành vi bị nghiêm cấm và đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng theo quy định tại điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 181 Bộ luật hình sự hiện hành Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.

Theo đó,

– Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ,

– Cản trở người khác kết hôn

– Hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách:

+ Hành hạ,

+ ngược đãi,

+ Uy hiếp tinh thần,

+ Yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác,

+ Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,

Có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Theo Quỳnh Ny
3.057