Mạo danh Phật pháp để trục lợi không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật

Người đứng đầu cơ sở được gọi là Tịnh thất Bồng Lai - ông Lê Tùng Vân vừa vi phạm giáo lý nhà Phật, vừa vi phạm luật pháp Việt Nam. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra các hành vi trái luật phạm pháp bên trong cơ sở này.

>> 10 trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý

>> Xài tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật?

>> Đặt tên con là Cô Vy có vi phạm pháp luật không?

Mạo danh Phật pháp để trục lợi

Mạo danh Phật pháp để trục lợi

Vụ việc ông Lê Tùng Vân – chủ Tịnh Thất Bồng Lai cùng vài người “tự xưng’ là thầy bị khởi tố điềuđiều tra về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân đã ngập tràn mặt báo những ngày qua. Riêng ông Lê Tùng Vân còn bị khởi tố điều tra thêm 2 tội danh là tội loạn luân và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, ông Lê Tùng Vân đã nhận con nuôi với danh nghĩa làm từ thiện và  tự lập một khu tu tại gia mang tên Tịnh thất Bồng Lai, sau này đổi tên là “Thiền am bên bờ vũ trụ”.

Từ năm 2015 đến nay, tại Tịnh thất Bồng Lai có 18 người cư trú. Trong đó gồm 6 trẻ em và đều có mẹ ruột nuôi dưỡng, không phải trẻ mồ côi. Qua giám định, đa số trẻ em sinh sống tại đây đều có huyết thống với ông Lê Tùng Vân.

Mặc dù vậy, Tịnh thất Bồng Lai do ông Vân đứng đầu vẫn lợi dụng danh nghĩa nuôi dưỡng trẻ mồ côi để kêu gọi sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Nhất là từ sau khi sự việc 5 chú tiểu xuất hiện trong chương trình Thách thức danh hài đã gây chú ý dư luận và nhận được giúp đỡ nhiều tình của nhiều nhà hảo tâm. Ông Vân được gọi là “sư ông nội”, trong khi ông này chưa từng xuất gia. Tịnh thất Bồng Lai cũng không có trong danh sách các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo của tỉnh Long An.

Nhiều người nhầm lẫn rằng Tịnh thất Bồng Lai là cơ sở thờ tụng Phật tự, trong đây có nhóm Phật tử, chư tăng ni nhưng thực chất đang là giả mạo Phật giáo. Ông Lê Tùng Vân và các con cháu của ông tại đây chưa được thọ giới, nhưng lại tự nhận đây là chùa, đây là thầy và các sư cô. Đó là hành vi lừa đảo.

Việc mạo danh Phật pháp để trục lợi là không thể chấp nhận. Đây là hành vi vừa vi phạm giáo lý nhà Phật, vừa vi phạm luật pháp Việt Nam. Những người này không theo giáo hộ Phật giáo, cũng không tuân thủ giới luật nhưng lại nhận mình là tăng ni để phục vụ mục đích riêng. Đó là điều không thể chấp nhận được.

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân

Theo điều 331 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân như sau:

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm

Căn cứ pháp lý

- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Theo Quỳnh Ny
2.732