Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định thế nào?
Tôi có một câu hỏi liên quan đến Tòa án nhân dân. Cho tôi hỏi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời trong thời gian sớm. Câu hỏi của anh N.H.T ở Đồng Nai.
Tòa án nhân dân có cơ cấu tổ chức thế nào?
Theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Tòa án quân sự.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Chức năng của Tòa án nhân dân là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Tòa án nhân dân có những chức năng sau:
- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
- Xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng.
- Căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định thế nào?
(1) Tòa án nhân dân tối cao
Theo Điều 20 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
- Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
- Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
(2) Tòa án nhân dân cấp cao
Căn cứ Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Tòa án nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
(3) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Theo quy định tại Điều 37 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
(4)Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
Căn cứ Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
(5) Tòa án quân sự
Theo Điều 49 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.
-
Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân
Cập nhật 4 tháng trước -
Dự kiến thành lập thêm 1 Tòa án nhân dân cấp cao mới theo Chỉ thị 04? Ai có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất thành thêm Tòa án nhân dân cấp cao mới?
Cập nhật 5 tháng trước -
Bảng lương Thẩm phán tòa án từ ngày 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?
Cập nhật 6 tháng trước -
Thư ký Tòa án là gì? Năm 2024, muốn trở thành Thư ký Tòa án cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 11 tháng trước -
Thẩm phán là ai? Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán?
Cập nhật 12 tháng trước -
Danh sách 03 Tòa án nhân dân cấp cao của Việt Nam?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước