Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân
Bồi thẩm đoàn là gì? Hội thẩm nhân dân là gì? Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân?
Bồi thẩm đoàn là gì? Hội thẩm nhân dân là gì?
Bồi thẩm đoàn là một tập thể gồm những người được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng để tham gia vào một phiên tòa. Họ có trách nhiệm xem xét các bằng chứng và lập luận được trình bày bởi hai bên trong vụ án, sau đó đưa ra quyết định về việc bị cáo có tội hay không.
Bồi thẩm viên có vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp. Họ đại diện cho cộng đồng và đảm bảo rằng các phiên tòa được tiến hành một cách công bằng và minh bạch.
Hệ thống bồi thẩm đoàn thường được sử dụng trong các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, ví dụ như Hoa Kỳ, Canada và Úc. Tại Việt Nam, không có hệ thống bồi thẩm đoàn. Thay vào đó, việc xét xử các vụ án được thực hiện bởi một hội đồng gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
Hội thẩm nhân dân là đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần bảo đảm việc xét xử đúng đường lối, chính sách và pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm những người được bầu ra hoặc được cử ra tham gia xét xử vụ án tại Tòa án nhân dân.
Theo quy định của pháp luật, Hội thẩm nhân dân gồm những người có đủ các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có kiến thức pháp luật.
- Có hiểu biết xã hội.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân (Hình từ Internet)
Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân?
Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Bồi thẩm đoàn | Hội thẩm nhân dân |
Hệ thống pháp luật | Thông luật (như Mỹ, Anh, Hồng Kông,..) | Việt Nam |
Quá trình hình thành | Tuyển chọn từ người dân, sau đó thực hiện bốc thăm | Do Hội đồng nhân nhân hoặc Thẩm phán tuyển chọn |
Tên gọi thành viên | Bồi thẩm viên | Hội thẩm nhân dân |
Thời gian hoạt động | Ngắn (trong 1 vụ án) Từ khi được lựa chọn đến khi giải quyết xong vụ án | Dài (thường 5 năm). Từ khi được bầu đến khi hết nhiệm kỳ |
Việc lựa chọn | Ngẫu nhiên | Mang tính cơ cấu |
Đối tượng lựa chọn | Bất kỳ ai đáp ứng đủ điều kiện | Thường lựa chọn những người đang công tác trong một số lĩnh vực nhất định, có uy tín, kinh nghiệm làm công tác xét xử,…. |
Cơ quan tham gia vào việc lựa chọn | Toà án | Toà án,Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân nhân |
Chấm dứt tư cách | Xét xử xong, bị loại trong quá trình xét xử | Hết nhiệm kỳ, bãi nhiệm,miễn nhiệm |
Trở lại tư cách | Được lựa chọn ngẫu nhiên trở lại sau 1 - 3 năm | Được bầu lại ở nhiệm kỳ tiếp theo |
Chế tài đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ | Phạt tiền, phạt tù | Bãi nhiệm, miễn nhiệm |
Mức chi cho một người/ngày | 40-50 USD | 90.000 đồng (theo điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg) |
Phụ cấp hoạt động của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn | Không | Trưởng đoàn 40% lương cơ sở; Phó trưởng đoàn: 30% lương cơ sở (Điều 22 Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13) |
Chế độ bảo vệ | Có | Không |
Chế độ trang phục | Không | Có |
Chế độ cách ly | Có | Không |
Số lượng thành viên khi giải quyết 1 vụ án | Thường là 12 người | Cấp tỉnh: 03 người; Cấp huyện: 02 người |
Mức độ tham gia vào quá trình xét xử | Toàn bộ quá trình xét xử vụ án | Giai đoạn đầu của quá trình xét xử |
Vai trò trong xét xử | Quyết định bị cáo có tội hay vô tội | Mang tính tư vấn, phát biểu cảm nghĩ nhiều hơn |
Tags:
Tòa án Bồi thẩm đoàn Hội thẩm nhân dân Phân biệt Bồi thẩm đoàn và Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân hệ thống tư pháp-
Tống đạt là gì? Người được tống đạt không phải mất phí trong trường hợp nào?
Cập nhật 3 tháng trước -
Mức lương Thư ký Tòa án sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024?
Cập nhật 4 tháng trước -
Các trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án trong tố tụng hình sự
Cập nhật 4 tháng trước -
Những bộ phim về lĩnh vực tư pháp mà dân Luật phải xem
Cập nhật 6 tháng trước -
Thẩm phán là ai? Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán?
Cập nhật 10 tháng trước -
Kỹ năng bình luận án trong nghề luật
Cập nhật 10 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước