Bảng lương Thẩm phán tòa án từ ngày 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

(có 2 đánh giá)

Thẩm phán tòa án được hưởng những chế độ, chính sách gì? Bảng lương Thẩm phán tòa án từ ngày 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Thẩm phán tòa án được hưởng những chế độ, chính sách gì?

Theo Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Thẩm phán tòa án được hưởng những chế độ, chính sách sau đây:

(1) Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.

(2) Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.

(3) Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.

(4) Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.

(5) Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.

(6) Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

(7) Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Bảng lương Thẩm phán tòa án từ ngày 01/7/2024?

Bảng lương Thẩm phán tòa án từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Bảng lương Thẩm phán tòa án từ ngày 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng?

Trước đây, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Tuy nhiên, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 đã có sự điều chỉnh.

Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở

...

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

...

Như vậy, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở đã tăng từ 1.800.000 đồng/tháng lên thành 2.340.000 đồng/tháng.

Theo đó, tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV cũng có hướng dẫn cách tính mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Cụ thể:

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 = Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng

Đồng thời, tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 có quy định về bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:

- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp

- Loại A2 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.

- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.

Như vậy, Bảng lương Thẩm phán tòa án từ ngày 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng cụ thể như sau:

(1) Bảng lương Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

Công chức loại A3

Hệ số lương

Mức lương
(đồng/tháng)

Bậc 1

6,20

14.508.000

Bậc 2

6,56

15.350.400

Bậc 3

6,92

16.192.800

Bậc 4

7,28

17.035.200

Bậc 5

7,64

17.877.600

Bậc 6

8,00

18.720.000

(2) Bảng lương Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh

Công chức loại A2

Hệ số lương

Mức lương
(đồng/tháng)

Bậc 1

4,40

10.296.000

Bậc 2

4,74

11.091.600

Bậc 3

5,08

11.887.200

Bậc 4

5,42

12.682.800

Bậc 5

5,76

13.478.400

Bậc 6

6,10

14.274.000

Bậc 7

6,44

15.069.600

Bậc 8

6,78

15.865.200

(3) Bảng lương Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện

Công chức loại A1

Hệ số lương

Mức lương
(đồng/tháng)

Bậc 1

2,34

5.475.600

Bậc 2

2,67

6.247.800

Bậc 3

3,00

7.020.000

Bậc 4

3,33

7.792.200

Bậc 5

3,66

8.564.400

Bậc 6

3,99

9.336.600

Bậc 7

4,32

10.108.800

Bậc 8

4,65

10.881.000

Bậc 9

4,98

11.653.200

Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác. (nếu có)

Quy định về điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán tòa án?

Việc điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán được quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:

(1) Điều động Thẩm phán (Điều 78 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

- Việc điều động Thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các Tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(2) Luân chuyển Thẩm phán (Điều 79 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

- Việc luân chuyển Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Tòa án được thực hiện để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(3) Biệt phái Thẩm phán (Điều 80 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

- Việc biệt phái Thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác.

- Thời hạn biệt phái Thẩm phán quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này không quá 03 năm.

(có 2 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.648 
Click vào đây để xem danh sách Xem thêm tin về Lương cơ sở hoặc nhận thông báo thường xuyên về Xem thêm tin về Lương cơ sở
Click vào đây để xem danh sách Xem thêm tin về Lương cơ sở hoặc nhận thông báo thường xuyên về Xem thêm tin về Lương cơ sở